Những năm gần đây, các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng phát triển kinh tế tập thể - hợp tác xã hình thành chuỗi liên kết trong trồng, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng nông sản, đặc sản địa phương. Đồng thời, thông qua hợp tác xã từng bước giúp người dân thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập.
Ngày 21/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm trong kết nối tiêu thụ sản phẩm trên môi trường số cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã các tỉnh, thành phố năm 2024” nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể gắn với chuyển đổi số.
Những năm qua, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể và vận động, hỗ trợ hội viên tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Những năm qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) dựa vào những sản phẩm đặc thù, thế mạnh, có giá trị gia tăng cao, qua đó thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh tham gia.
Chiều 12/11, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND tỉnh với các hợp tác xã trên địa bàn năm 2024, thu hút sự tham gia của 120 hợp tác xã (HTX) trong tỉnh.
Tỉnh Cà Mau xác định, phát triển mạnh lĩnh vực kinh tế tập thể không chỉ giúp nền kinh tế địa phương phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh mà đây còn là xu thế tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay… Tuy nhiên, những đóng góp của thành phần kinh tế này vẫn đang rất khiêm tốn, chưa phát huy tối đa vai trò và vị trí chủ lực của mình trong xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội địa phương. Những hạn chế này đang được tỉnh Cà Mau nhận diện đầy đủ, từ đó, tìm các giải pháp tháo gỡ phù hợp trong thời gian tới.
Kiên Giang hiện có hơn 450 hợp tác xã nông nghiệp, hơn 1.550 tổ hợp tác nông nghiệp đang hoạt động với số lượng thành viên hơn 70.000 người tham gia; trong đó, chủ yếu là đại diện hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Mô hình kinh tế tập thể những năm qua đã mang lại hiệu quả tích cực trong sản xuất, kinh doanh, là đòn bẩy thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn.
Đến thời điểm này, Cần Thơ đã có 7 xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu; trong đó xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ là địa phương nỗi bật về thế mạnh phát triển kinh tế tập thể, kinh tế vườn.
Sáng 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị quyết số 20-/NQ/TW ngày 16/6/2022 - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong giai đoạn mới”. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 20/12, tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với sự tham gia của 28 tỉnh, thành phố trong cả nước cùng đại diện các sở, ngành, cơ quan liên quan của tỉnh và đông đảo hợp tác xã, tổ hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Đại diện lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Ủy ban Dân tộc chủ trì hội nghị.
Ngày 1/12, Liên minh Hợp tác xã Đồng Nai phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Đồng Nai”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 25/10/2023 kiện toàn Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được thành lập theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 22/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ thành Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Nông dân lần thứ VIII được tổ chức ngày 12/10, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nông đã tập trung thảo luận, làm rõ hơn vai trò, ý nghĩa của kinh tế tập thể, cũng như cơ hội, thách thức của mô hình hợp tác xã trong quá trình phát triển kinh tế.
Sáng 19/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen -DGRV (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế “Luật Hợp tác xã năm 2023 và những định hướng chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã”.
Ngày 25/7, tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế dược liệu Việt Nam - Thế mạnh của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Hiện cả nước có khoảng 30.000 hợp tác xã; trong đó có 60% số hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng kinh tế tập thể vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chính sách đất đai, vốn… Đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển hợp tác còn rất hạn chế, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao và số hóa. Trong khi đó, việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hợp tác xã lại gặp nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức.
Để đẩy mạnh tổ chức liên kết sản xuất nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết hoàn chỉnh cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các chủ thể gồm: hợp tác xã, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Do vậy, "Hợp tác để phát triển" là phương châm để Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TƯ Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp giúp hợp tác xã hoạt động hiệu quả như ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các hợp tác xã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...
Chiều 25/5, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi); thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Thích ứng, nhạy bén với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thị trường, các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác… tại Gia Lai đã và đang “lột xác” mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Gia Lai đã vươn đến các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Từ thực tế nhiều năm qua cho thấy, kinh tế tập thể, hợp tác xã đã có bước phát triển mới cả về chất và lượng, khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, đồng thời khẳng định những tiềm năng, triển vọng phát triển trong tương lai.
Phát triển kinh tế tập thể là một trong các nhiệm vụ nhằm đưa ngành nông nghiệp đi lên, phát huy vai trò của sự đoàn kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 318 hợp tác xã đang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, 504 tổ hợp tác và 2 liên hiệp hợp tác xã đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng cùng mức lãi bình quân đạt từ 30 - 400 triệu đồng/năm. Qua đó đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động và đem lại lợi ích cho thành viên.
Cùng đồng hành, động viên, hỗ trợ các thành viên phát triển là sứ mệnh của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Khánh Hòa. Nhiều điển hình hình tiên tiến, hợp tác xã với các mô hình sản xuất, kinh doanh lãi đến hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo công việc thường xuyên cho xã viên hợp tác xã, người lao động thời vụ.
Chiều 3/4, tại thành phố Cần Thơ, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội thảo tham vấn chính sách phát triển kinh tế tập thể đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Chiều 24/3, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do bà Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc dẫn đầu, đã làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về chính sách phát triển kinh tế tập thể vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, tỉnh Lào Cai đã có nhiều chỉ đạo cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về chất và lượng trong phát triển kinh tế hợp tác, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang Nguyễn Đức Hiền cho biết, năm 2023 tỉnh đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; trong đó, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.
Chính phủ vừa có Nghị quyết 09/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Ngày 1/12, tại tỉnh Thái Nguyên, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban Kế hoạch hỗ trợ - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã với sự tham gia của Liên minh Hợp tác xã 28 tỉnh, thành phố phía Bắc.