Phát biểu bế mạc diễn đàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, thành phố đang tập trung chỉ đạo kiến tạo môi trường thuận lợi nhất để phát triển hạ tầng cơ sở cho hoạt động đầu tư - kinh doanh, xây dựng thành phố thông minh, thành phố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Cùng với đó, thành phố thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tăng cường trao đổi kinh nghiệm đổi mới sáng tạo với các nước phát triển.
Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Ban điều hành về thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đơn vị nghiên cứu nhằm triển khai đồng bộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2018 – 2020.
Theo ông Lê Thanh Liêm, với những cơ chế và chính sách trên, Thành phố Hồ Chí Minh cam kết khuyến khích, đẩy mạnh và hình thành tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội và nhanh chóng đưa thành phố đi đầu trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cả nước.
Tại phiên bế mạc, 8 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng của Việt Nam đã trình bày các dự án khởi nghiệp của mình gồm: Ami với tầm nhìn tham vọng kết nối toàn bộ 100 triệu người Việt Nam thông qua hệ thống thông minh; Bột rau má sấy lạnh Quảng Thanh với công nghệ sấy lạnh và nghiền siêu mịn; EyeQ Tech tập hợp các giải pháp cho doanh nghiệp dựa vào thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo; Ekid Studio khai thác lĩnh vực, thị trường mới về đồ chơi giáo dục thông minh; Cyfeer (Cyhome) với phương thức quản lý căn hộ và tiện nghi; Hand Free với ứng dụng tìm chuyên gia thực hiện mọi công việc trong nhà; Viot của Sejong Vietnam JSC với mục tiêu thay đổi cuộc cách mạng chiếu sáng dựa trên nền tảng IoT; FinFT.com kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, startups với các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Các ý tưởng khởi nghiệp trên của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã được các chuyên gia khởi nghiệp thế giới góp ý, tư vấn trực tiếp về định hướng phát triển sản phẩm, kêu gọi vốn đầu tư và trao đổi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.
Trong đó, một số dự án được đánh giá khá cao và được các nhà đầu tư tiềm năng kết nối, trao đổi về khả năng hợp tác thời gian tới.
Diễn ra trong hai ngày 26 - 27/6, “Diễn đàn kết nối Startups Việt trong và ngoài nước” đã thu hút đông đảo các chuyên gia về khởi nghiệp, nhà đầu tư, đối tác tiềm năng đến từ Hoa Kỳ, Canada, Australia, Israel, Hàn Quốc, Đức, Lào và Việt Nam cùng hơn 150 startup của người Việt trong và ngoài nước; 24 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Diễn đàn được tổ chức nhằm giúp các startup Việt trong và ngoài nước, nhà đầu tư, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam; kết nối các startup của người Việt ở trong và ngoài nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư tiềm năng, các quỹ đầu tư./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm phát biểu bế mạc Diễn đàn. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Ban điều hành về thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đơn vị nghiên cứu nhằm triển khai đồng bộ các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2018 – 2020.
Theo ông Lê Thanh Liêm, với những cơ chế và chính sách trên, Thành phố Hồ Chí Minh cam kết khuyến khích, đẩy mạnh và hình thành tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội và nhanh chóng đưa thành phố đi đầu trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cả nước.
Quang cảnh phiên bế mạc “Diễn đàn kết nối Startups Việt trong và ngoài nước”. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Tại phiên bế mạc, 8 doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng của Việt Nam đã trình bày các dự án khởi nghiệp của mình gồm: Ami với tầm nhìn tham vọng kết nối toàn bộ 100 triệu người Việt Nam thông qua hệ thống thông minh; Bột rau má sấy lạnh Quảng Thanh với công nghệ sấy lạnh và nghiền siêu mịn; EyeQ Tech tập hợp các giải pháp cho doanh nghiệp dựa vào thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo; Ekid Studio khai thác lĩnh vực, thị trường mới về đồ chơi giáo dục thông minh; Cyfeer (Cyhome) với phương thức quản lý căn hộ và tiện nghi; Hand Free với ứng dụng tìm chuyên gia thực hiện mọi công việc trong nhà; Viot của Sejong Vietnam JSC với mục tiêu thay đổi cuộc cách mạng chiếu sáng dựa trên nền tảng IoT; FinFT.com kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, startups với các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Các ý tưởng khởi nghiệp trên của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã được các chuyên gia khởi nghiệp thế giới góp ý, tư vấn trực tiếp về định hướng phát triển sản phẩm, kêu gọi vốn đầu tư và trao đổi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.
Diễn đàn là cơ hội kết nối các Startups của người Việt ở trong và ngoài nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư tiềm năng, các quỹ đầu tư. Ảnh: Tiến Lực – TTXVN |
Trong đó, một số dự án được đánh giá khá cao và được các nhà đầu tư tiềm năng kết nối, trao đổi về khả năng hợp tác thời gian tới.
Diễn ra trong hai ngày 26 - 27/6, “Diễn đàn kết nối Startups Việt trong và ngoài nước” đã thu hút đông đảo các chuyên gia về khởi nghiệp, nhà đầu tư, đối tác tiềm năng đến từ Hoa Kỳ, Canada, Australia, Israel, Hàn Quốc, Đức, Lào và Việt Nam cùng hơn 150 startup của người Việt trong và ngoài nước; 24 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Diễn đàn được tổ chức nhằm giúp các startup Việt trong và ngoài nước, nhà đầu tư, trường đại học, viện nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam; kết nối các startup của người Việt ở trong và ngoài nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư tiềm năng, các quỹ đầu tư./.
Tiến Lực
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN