Không gian mặt nước Hà Nội

Không gian mặt nước Hà Nội
Khai thác chưa xứng tiềm năng

Giáo sư Trần Quốc Vượng từng ví von, Thăng long – Hà Nội là một thành phố sông - hồ. Nói cách khác, sông - hồ là một trong những yếu tố đặc trưng của Hà Nội, mang lại cho thành phố một bản sắc, điều mà các thành phố khác không dễ gì có được.

Chiếm tới 17% diện tích nội thành, các sông mương và hồ Hà Nội nối với nhau thành một chuỗi, tạo nên một hệ thống nhất. Hệ thống này đều có một cấu trúc, một hình thái không gian gắn liền với cấu trúc đô thị. Nó nằm đan xen trong các khu làng đô thị, khu phố cũ, chung cư cũ, đô thị mới… Hệ thống cảnh quan mặt nước trong đô thị đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong tổng thể đô thị và thể hiện được văn hoá, lối sống của người Hà Nội thời kỳ mới.

Bên cạnh những hệ thống sông ngòi, kênh mương của Hà Nội như: sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đà, sông Đáy… và những con sông thoát nước như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Lừ…, hiện nay ở Hà Nội tồn tại một số lượng hồ, ao tương đối lớn, có kích thước khác nhau và phân bố rộng rãi khắp địa bàn.

Theo thống kê, Hà Nội đứng đầu trong cả nước về số lượng sông hồ, nhưng việc khai thác sử dụng quỹ mặt nước này phục vụ cảnh quan và đời sống đô thị vẫn còn chưa triệt để và còn rất nhiều điều chưa hợp lý.

Các hồ nằm ở trung tâm thành phố gần đây đã được chăm sóc và cải tạo cảnh quan nên đóng góp nhiều hơn trong việc phục vụ dân cư đô thị như: hồ Tây, hồ Bảy Mẫu, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, hồ Thủ Lệ, hồ Giảng Võ…. Tuy nhiên những đóng góp này vẫn chưa xứng với tiềm năng vì mới chỉ dừng ở mức độ sử dụng những gì hiện có mà chưa có sự đầu tư, nâng cao giá trị và bổ sung các tiện ích đô thị xung quanh hồ.

Ngoài ra, vẫn còn khá nhiều hồ, kênh mương, nhất là ở các quận  ngoại thành và vùng ven đô chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, thậm chí còn nằm trong nguy cơ bị lấp, lấn trở thành đất ở hoặc là nơi đổ nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị.

Quản lý chồng chéo

Không thể phủ nhân không gian mặt nước làm phong phú đời sống văn hoá cộng đồng đóng góp trong những không gian công viên nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể dục dưỡng sinh…; đồng thời gián tiếp mang lại lợi ích kinh tế với hình ảnh thiên nhiên gần gũi, hấp dẫn du khách tham quan sử dụng dịch vụ tại chỗ. Đâu cũng là một lợi thế tự nhiên trong hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước của đô thị.

Song, cũng chính trong quá trình đô thị hoá đã làm giảm đáng kể số lượng cũng như diện tích các ao hồ, sông trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát chưa đầy đủ cho thấy, diện tích mặt nước bị thu hẹp tới 40%, cụ thể: hồ Đồng Tâm thu hẹp từ 12.000 m2 còn khoảng trên 5000 m2; ao An Thành, bãi sông Hồng 8000 m2 cơ bản bị lấn hết từ đầu thập kỷ này.

Ngoài ra, hàng chục ao hồ khác cũng bị thu hẹp như hồ Khương Đình và Đầm Hồng, các hồ ao quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm… bị lấn chiếm, thậm chí biến mất hoàn toàn.

Nhiều hồ ao được cải tạo cả tỷ đồng cũng bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Gần đây nhất là hồ Hoàng Cầu, hồ Linh Đàm, hồ Tây, sau cải tạo xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên trước hết thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Thực tế là không gian mặt nước đô thị đang chịu sự quản lý chồng chéo của nhiều đơn vị, cơ quan, ban ngành. Đơn cử với 132 hồ hiện trạng ở 12 quận nội thành, diện tích khoảng 1.924,5 ha và 185 hồ ngoại thành… chịu sự quản lý cùng lúc của 12 đơn vị trực thuộc.

Cùng với hạn chế về quản lý, vấn đề quy hoạch mới cơ bản chú ý tới việc phân lô, xác định ranh giới các ao, hồ trong đô thị một cách máy móc mà thiếu các quy hoạch chi tiết để có thể dự báo các phát sinh lấn chiếm, từ đó hoạch định những hành lang bảo vệ chống lấn chiếm.

Hơn nữa, quy hoạch mới chỉ xem không gian mặt nước trong đô thị như một không gian công cộng đô thị đơn thuần, với các giải pháp quy hoạch thuần tuý, chưa phát huy được tính nghệ thuật để có thể làm bật lên vai trò điểm nhấn tạo bản sắc trong đô thị.

Các chuyên gia cho rằng, Hà Nội còn rất thiếu các thiết kế chuyên ngành để khai thác nhiều hơn lợi thế từ không gian mặt nước giúp giảm bớt những hiệu ứng bất lợi, tạo môi trường sống tiện nghi hơn cho dân cư lân cận. Đã đến lúc cần hoàn thiện chương trình hành động với tầm nhìn chiến lược phát triển đô thị bài bản, trong đó xác định rõ tầm quan trọng của không gian mặt nước trong đô thị cũng như hệ thống giải pháp đồng bộ từ khía cạnh pháp lý, quản lý Nhà nước tới quy hoạch và cải tạo.

Cơ hội phát triển

Ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Australia, Nhật…, việc nghiên cứu và quy hoạch thiết kế cảnh quan sông hồ nhằm tạo nên môi trường sống cho con người tốt hơn đã được chú trọng từ nhiều thập kỷ nay. Các loại hình hoạt động xung quanh không gian mặt nước dành cho sinh hoạt cộng đồng của con người đã trở thành những hạng mục công trình không thể thiếu trong hệ thống cảnh quan đô thị. Nhiều nước trong khu vực, các không gian cây xanh và mặt nước đã được quy hoạch, quản lý, góp phần thoả mãn nhu cầu giao tiếp, nghỉ ngơi và văn minh đô thị.

Nhìn lại nhiệm vụ bảo tồn và phát triển không gian mặt nước ở Hà Nội, Tiến sỹ Phạm Thúy Loan cho rằng, trong khu vực nội thành đông đúc một vài mảnh đất trống trở nên hiếm hoi thì không thể nói đến "giấc mơ" về một mặt nước được tạo ra nhằm các mục đích nói trên. Tuy nhiên, thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng hàng loạt các khu đô thị mới, chủ yếu sử dụng quĩ đất nông nghiệp nằm xa đô thị và điều đáng nói là tại các quỹ đất này đã tồn tại những mặt nước ao hồ rộng lớn nhưng hầu hết bị lấp đi để lấy bề mặt cho phát triển.

“Thật đáng tiếc khi chúng ta bỏ qua những cơ hội tạo ra các mặt nước quí giá cho thành phố”, Tiến sỹ Loan bày tỏ.

Cũng theo Tiến sỹ Phạm Thúy Loan, có nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội, các mặt nước vẫn còn nhưng được để lại ở rìa khu ở, hoặc không được chú trọng trong khâu thiết kế nên không phát huy được hết vai trò và ý nghĩa của chúng.

“Có lẽ chúng ta phải thận trọng hơn khi xem xét các yếu tố thiên nhiên của hiện trạng khu vực khi lập các qui hoạch chi tiết cho các khu đô thị mới này. Các hồ nhân tạo vẫn khả thi nếu như chúng ta kết hợp việc đào hồ với việc tôn tạo gia cố nền đất tại những nơi đất trũng”, Tiến sỹ Loan đề xuất.

Bản sắc hay đặc trưng của một đô thị không phải là điều gì xa lạ, trừu tượng. Đó chính là những yếu tố đô thị xung quanh chúng ta, gần gũi và có ý nghĩa với cuộc sống của chúng ta và được chúng ta yêu mến.

Với Hà Nội, ngoài việc giữ gìn và đưa vào phục vụ tốt hơn nữa các mặt nước sẵn có, việc lựa chọn tạo ra các mặt nước mới, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh chúng một cách khéo léo, sẽ có các phát triển mới không chỉ văn minh, hiện đại mà còn duy trì được bản sắc của Thủ đô.
Minh Nghĩa

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội phê duyệt quy hoạch bến xe liên tỉnh quy mô lớn

Hà Nội phê duyệt quy hoạch bến xe liên tỉnh quy mô lớn

Lãnh đạo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 bến xe liên tỉnh đặt tại huyện Đông Anh - nơi đón, trả khách các tuyến đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu...
Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5

Dịch COVID-19: Hà Nội dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi vào 0 giờ ngày 6/5

Tối 5/5, ông Đoàn Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết: Đến 0 giờ ngày 6/5 sẽ tiến hành dỡ lệnh cách ly thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh sau 28 ngày cách ly. Hiện địa phương này đã qua 21 ngày liên tiếp không có thêm trường hợp người dân nào mắc COVID-19. Cùng với đó, toàn bộ người dân thôn Hạ Lôi đã được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội xét nghiệm, đều cho kết quả âm tính với COVID-19.
Các trường ở Hà Nội xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trở lại

Các trường ở Hà Nội xây dựng kịch bản khi học sinh đi học trở lại

Theo công văn số 1602/UBND-KGVX ngày 29/4 của UBND thành phố Hà Nội, ngày 4/5, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ trở lại trường học tập sau 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Ngay trong các ngày nghỉ lễ từ 2-3/5, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã thực hiện công tác vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn toàn bộ khuôn viên của trường và trong các lớp học, phòng chức năng, phòng làm việc… Ban giám hiệu các trường cũng đã xây dựng kịch bản để đón học sinh tới trường, tổ chức dạy và học trong thời gian tới.
Hà Nội: Trợ giúp 5.000 - 7.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2020

Hà Nội: Trợ giúp 5.000 - 7.000 lượt người có hoàn cảnh khó khăn trong Tháng Nhân đạo năm 2020

Hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2020 với chủ đề “Chung tay vì sức khỏe cộng đồng”, sáng 25/4, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái tổ chức chương trình “Chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”. Chương trình diễn ra trong hai ngày (25 – 26/4), tại Trường Tiểu học Tô Hoàng (29 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội), trao 1.000 suất quà gồm nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu.
Hà Nội trang hoàng, cổ động kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hà Nội trang hoàng, cổ động kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 134 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5 và 66 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu rộng tới đông đảo các tầng lớp nhân dân về giá trị, ý nghĩa lịch sử, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hà Nội cần khoảng 1 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo

Hà Nội cần khoảng 1 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn vay cho hộ nghèo

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội kiêm Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Thành phố Hà Nội Lê Thị Đức Hạnh cho biết, theo kế hoạch năm 2020, dự kiến đơn vị thu nợ khoảng 712 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ dự kiến thu được khoảng 300 tỷ đồng, nợ chưa thể thu hồi là 412 tỷ đồng.
Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4

Chiều 15/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về kéo dài thời gian giãn cách xã hội, thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất đến ngày 22/4.
Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Làng nghề truyền thống Hà Nội chủ động vượt qua đại dịch COVID-19

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các làng nghề truyền thống Hà Nội chịu không ít tác động. Vượt lên khó khăn đó, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn cố gắng cầm cự hoạt động, thay đổi cách thức sản xuất để phòng tránh dịch và chuẩn bị các điều kiện cho việc khôi phục sản xuất khi dịch bệnh đi qua.
Hà Nội: Hỗ trợ bốn nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Hà Nội: Hỗ trợ bốn nhóm đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19

Ngày 7/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội cho biết, Thường trực HĐND thành phố vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội bổ sung 650 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19.
Hà Nội chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch

Hà Nội chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch

Tin từ Sở Y tế Hà Nội, Hà Nội đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch COVID-19, theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo nhân lực tham gia điều trị được tập huấn phác đồ điều trị, chuyên môn, kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn với mục tiêu cứu chữa khỏi cho người bệnh và giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong. Đặc biệt là phòng chống lây nhiễm trong khối bệnh viện, các cán bộ y tế, giữa các nhân viên phục vụ và người bệnh.
Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Hà Nội đẩy mạnh trồng hoa ứng dụng công nghệ cao

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang hình thành một số mô hình trồng hoa công nghệ cao (CNC) cho thu nhập hàng tỷ đồng/ha/năm. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay toàn thành phố có khoảng 2.700 ha trồng hoa, trong đó có hơn 50 vùng trồng hoa có quy mô 20 ha/vùng.
Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19: Sáng tạo từ thực tế tại Hà Nội

Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19: Sáng tạo từ thực tế tại Hà Nội

Nhiều quận, huyện đã ghi nhận có người dương tính với virus SARS-CoV-2. Điều này cho thấy mức độ phức tạp của dịch bệnh này trên địa bàn Thủ đô. Mặc dù vậy, người dân Hà Nội vẫn không hoảng loạn, bình tĩnh chống dịch bệnh. Trong lúc khó khăn, người Hà Nội đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là “pháo đài” chống dịch, mỗi tòa chung cư là cụm dân cư an toàn nhằm ngăn chặn sự lây lan, tiến tới đẩy lùi dịch bệnh.
Dịch COVID - 19: Hà Nội đề xuất các vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch phát tán ra cộng đồng

Dịch COVID - 19: Hà Nội đề xuất các vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch phát tán ra cộng đồng

Sáng 29/3, tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID - 19 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, tại đầu cầu Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất những vấn đề cấp bách ngăn ngừa dịch COVID-19 phát tán ra cộng đồng, đặc biệt từ ổ dịch khu vực Bệnh viện Bạch Mai.
Dịch COVID-19: Hà Nội hạn chế tụ tập đông người và dừng hoạt động xe buýt đến hết ngày 15/4

Dịch COVID-19: Hà Nội hạn chế tụ tập đông người và dừng hoạt động xe buýt đến hết ngày 15/4

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0 giờ ngày 28/3 đến hết ngày 15/4. Theo đó, thành phố Hà Nội tạm dừng toàn bộ hoạt động xe buýt đến ngày 15/4, yêu cầu xe taxi hạ kính cửa, bắt buộc lái xe và hành khách đeo khẩu trang, khử khuẩn trước và sau khi đón trả khách.
COVID-19: Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng

COVID-19: Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch lây lan ra cộng đồng

Xác định hiện nay Hà Nội đang có đủ các yếu tố nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 25/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị tất cả các cửa hàng dịch vụ, kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu (trừ kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, xăng dầu) phải tạm đóng cửa, ngừng kinh doanh, trước mắt đến ngày 5/4/2020 để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định thông tin về việc “Hà Nội tiến hành phong tỏa” là sai sự thật

Dịch COVID-19: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định thông tin về việc “Hà Nội tiến hành phong tỏa” là sai sự thật

Sáng 20/3, trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội với nội dung “Thành phố Hà Nội sẽ tiến hành phong tỏa”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: Đây là thông tin sai sự thật, thành phố Hà Nội đang kiểm soát tốt các diễn biến của dịch COVID-19.
Dịch COVID-19: Gần 100 người hoàn thành cách ly tại Hà Nội được trở về nhà

Dịch COVID-19: Gần 100 người hoàn thành cách ly tại Hà Nội được trở về nhà

Ngày 10/3, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bàn giao và cấp giấy xác nhận hoàn thành 14 ngày cách ly, đủ điều kiện trở về học tập, công tác tại địa phương cho 98 công dân đầu tiên. Bốn người còn lại trong đợt này đang chờ kết quả xét nghiệm của bệnh viện.
Dịch COVID-19: Nội dung bài giảng trên truyền hình cho học sinh Thủ đô dễ hiểu, đúng trọng tâm

Dịch COVID-19: Nội dung bài giảng trên truyền hình cho học sinh Thủ đô dễ hiểu, đúng trọng tâm

Ngày 10/3, thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ ngày 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp sản xuất, phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019 - 2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp các em chủ động ôn luyện, học tập trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Trong ngày đầu tiên phát sóng, chương trình nhận được phản hồi khá tích cực về nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của giáo viên.
Người dân sống trong và gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19

Người dân sống trong và gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch COVID-19

Ngày 8/3, trước diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều phức tạp khi Hà Nội đã ghi nhận nhiều trường hợp có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, lãnh đạo thành phố chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm đột xuất của thành phố để phòng, chống dịch bệnh với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, để bảo đảm an toàn cuộc sống của nhân dân. Người dân sống gần khu vực bị cách ly chủ động nâng cao ý thức phòng dịch.
Công bố và ra mắt đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Công bố và ra mắt đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội

Thực hiện Nghị Quyết 895/NQ - UBTVQH 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội, ngày 1/3, UBND thành phố Hà Nội đã công bố và ra mắt các đơn vị hành chính gồm: phường Phạm Đình Hổ và phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện

HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 11 quận, huyện

Ngày 21/2, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ 13. Đây là kỳ họp không thường kỳ nhằm xem xét, quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố, đồng thời tổ chức phổ biến Luật số 47/2019/QH14: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Hà Nội quản lý chặt chẽ xuất xứ nông sản

Hà Nội quản lý chặt chẽ xuất xứ nông sản

Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn; số còn lại nhập từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu. Ngoài 128 siêu thị, 600 cửa hàng tiện ích, các kênh phân phối nông sản phần lớn qua các chợ đầu mối, chợ dân sinh… Tuy nhiên, do phần lớn hàng hóa được thương lái thu gom từ các nơi nên các mặt hàng bán tại chợ đầu mối, chợ dân sinh chưa đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Dịch bệnh do chủng mới virus Corona: Hà Nội dừng đón khách tham quan tại di tích, danh thắng và các hoạt động ở phố đi bộ

Dịch bệnh do chủng mới virus Corona: Hà Nội dừng đón khách tham quan tại di tích, danh thắng và các hoạt động ở phố đi bộ

Ngày 4/2, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội có công văn hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong hoạt động lễ hội năm 2020.