Theo đó, trong năm qua, đường sách thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được khoảng 2,7 triệu lượt khách đến tham quan, mua sắm, con số tăng hơn nhiều so với 2,4 triệu năm 2017 và 1,5 triệu năm 2016. Tuy mới đi vào hoạt động được 3 năm nhưng đường sách thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua của người dân thành phố cũng như du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ tăng về lượt khách thăm quan mà doanh thu của đường sách cũng tăng đều qua mỗi năm, từ 26,4 tỷ năm 2016 đến 39,51 tỷ năm 2017 và 39,84 tỷ năm 2018. Đóng góp vào sự tăng trưởng của đường sách nói chung, các đơn vị tham gia tại đường sách cũng đều có những sự tăng trưởng nhất định; trong đó, có 7 đơn vị đạt doanh thu trên 2 tỷ, 4 đơn vị đạt doanh thu trên 3 tỷ, đặc biệt Nhà xuất bản trẻ đã đạt doanh thu 6,42 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2018, đường sách đã tổ chức 15 hoạt động chủ đề gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa, 20 hoạt động trưng bày, triển lãm sách, 176 sự kiện giới thiệu sách mới, giao lưu tác giả, nói chuyện, tọa đàm với số lượng sách bán ra đạt hơn 775 nghìn bản.
Với những thành công của đường sách trong năm 2018 cũng như trong 3 năm qua, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng Đường sách thành phố Hồ Chí Minh đã vươn lên tầm cao mới, không chỉ là nơi bán sách, là không gian văn hóa đọc đơn thuần mà đã trở thành không gian nhân văn, giúp phát triển con người, nâng cao chất lượng sống của người dân thành phố nói riêng và du khách nói chung bởi khi đến đây, mọi người sẽ được tiếp cận với nguồn năng lượng mới về trí tuệ, về tri thức.
Tiếp nối những thành công của năm 2018, các hoạt động của đường sách trong năm 2019 hướng đến 6 điểm mới: Tổ chức thành công các sự kiện chính trị theo chỉ đạo của trung ương, thành phố; truyền tải những thông điệp tích cực một cách nhẹ nhàng và thấm sâu đến cộng đồng; tăng cường các hoạt động mang tính tương tác, tạo sự thích thú cho bạn đọc và du khách trong và ngoài nước; vận động, khai thác nguồn lực tại chỗ từ các đơn vị kinh doanh tại đường sách, từ các sở, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp... để cùng chung tay xây dựng môi trường học tập suốt đời; nơi ươm mầm, tạo lập thói quen, tình yêu dành cho sách; dành nhiều hoạt động hướng đến nhóm đối tượng thiếu nhi, học sinh các trường mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 - nhóm đối tượng mục tiêu của đường sách và nâng cấp cơ sở vật chất để đường sách thực sự là không gian diễn ra các hoạt động văn hoá đọc lôi cuốn, thu hút đông đảo bạn đọc yêu sách và công chúng, khách du lịch, xứng đáng là thương hiệu văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh./.
Quang cảnh lễ tổng kết hoạt động năm 2018 của Đường sách thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hương |
Không chỉ tăng về lượt khách thăm quan mà doanh thu của đường sách cũng tăng đều qua mỗi năm, từ 26,4 tỷ năm 2016 đến 39,51 tỷ năm 2017 và 39,84 tỷ năm 2018. Đóng góp vào sự tăng trưởng của đường sách nói chung, các đơn vị tham gia tại đường sách cũng đều có những sự tăng trưởng nhất định; trong đó, có 7 đơn vị đạt doanh thu trên 2 tỷ, 4 đơn vị đạt doanh thu trên 3 tỷ, đặc biệt Nhà xuất bản trẻ đã đạt doanh thu 6,42 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2018, đường sách đã tổ chức 15 hoạt động chủ đề gắn với các sự kiện chính trị, văn hóa, 20 hoạt động trưng bày, triển lãm sách, 176 sự kiện giới thiệu sách mới, giao lưu tác giả, nói chuyện, tọa đàm với số lượng sách bán ra đạt hơn 775 nghìn bản.
Với những thành công của đường sách trong năm 2018 cũng như trong 3 năm qua, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng Đường sách thành phố Hồ Chí Minh đã vươn lên tầm cao mới, không chỉ là nơi bán sách, là không gian văn hóa đọc đơn thuần mà đã trở thành không gian nhân văn, giúp phát triển con người, nâng cao chất lượng sống của người dân thành phố nói riêng và du khách nói chung bởi khi đến đây, mọi người sẽ được tiếp cận với nguồn năng lượng mới về trí tuệ, về tri thức.
Đại diện Đường sách thành phố Hồ Chí Minh trao giải cho các gian hàng trang trí đẹp trong năm 2018. Ảnh: Thu Hương |
Tiếp nối những thành công của năm 2018, các hoạt động của đường sách trong năm 2019 hướng đến 6 điểm mới: Tổ chức thành công các sự kiện chính trị theo chỉ đạo của trung ương, thành phố; truyền tải những thông điệp tích cực một cách nhẹ nhàng và thấm sâu đến cộng đồng; tăng cường các hoạt động mang tính tương tác, tạo sự thích thú cho bạn đọc và du khách trong và ngoài nước; vận động, khai thác nguồn lực tại chỗ từ các đơn vị kinh doanh tại đường sách, từ các sở, ban, ngành, các tổ chức, doanh nghiệp... để cùng chung tay xây dựng môi trường học tập suốt đời; nơi ươm mầm, tạo lập thói quen, tình yêu dành cho sách; dành nhiều hoạt động hướng đến nhóm đối tượng thiếu nhi, học sinh các trường mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 - nhóm đối tượng mục tiêu của đường sách và nâng cấp cơ sở vật chất để đường sách thực sự là không gian diễn ra các hoạt động văn hoá đọc lôi cuốn, thu hút đông đảo bạn đọc yêu sách và công chúng, khách du lịch, xứng đáng là thương hiệu văn hoá của thành phố Hồ Chí Minh./.
Thu Hương/DT&MN
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN