Khi sứ mệnh cứu người được “cha truyền con nối”

Khi sứ mệnh cứu người được “cha truyền con nối”
Ông luôn tự hào, chính nền tảng gia đình đã giúp ông trở nên thăng hoa với sứ mệnh cứu người và vững tay chèo lái đưa con thuyền Bệnh viện Đại học Y dược liên tiếp gặt hái nhiều thành tựu mới.
PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (bên phải) trong một ca mổ. Ảnh: TTXVN phát
PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (bên phải) trong một ca mổ. Ảnh: TTXVN phát
 
Khung trời tuổi thơ là bệnh viện
Nhà tôi, cả bố mẹ đều làm trong ngành y nên việc phải tham gia trực gác bất kể giờ giấc là điều bình thường – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Bắc mở đầu câu chuyện khi nói về gia đình của mình. Khung trời tuổi thơ của ông gắn liền với các bệnh viện nơi bố mẹ ông công tác. Hàng ngày, ông và em gái theo bố mẹ đến bệnh viện, ăn ở bệnh viện, thậm chí có lúc buồn ngủ quá cũng “đánh một giấc” ở bệnh viện.
 
“Tôi nhớ nhất một buổi chiều khi vừa tan tầm, bố đến nhà trẻ đón tôi về nhà. Hai cha con chưa kịp ăn cơm đã nghe tiếng còi xe cứu thương, vậy là bố bế luôn tôi lên xe cứu thương vào thẳng Bệnh viện Việt Đức. Xong ca mổ, bố tôi rửa tay và lại ôm tôi ra xe cứu thương trở về nhà”, Phó Giáo sư Bắc kể.

Từ đó, hình ảnh các bác sỹ tất bật với ca mổ, tất bật cứu người cứ ăn sâu vào tiềm thức của ông. Sau này, việc theo bố đi xe cứu thương vào Bệnh viện để chờ bố phẫu thuật đã trở nên quen thuộc và bình thường đối với Nguyễn Hoàng Bắc. Ông cho rằng, những hình ảnh đó có lẽ đã định hình và định hướng cho ông lớn lên trở thành một phẫu thuật viên như bố mình.
GS.TS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Hối - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và con trai, PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi sau một ca phẫu thuật. Ảnh: TTXVN phát
GS.TS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đình Hối - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh và con trai, PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi sau một ca phẫu thuật. Ảnh: TTXVN phát
 
Với Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc, bố mẹ chính là 2 người thầy đầu tiên dạy ông làm người và hướng ông đi theo con đường y nghiệp: “Tôi đã được học từ bố cách đối nhân xử thế, từ cách bố làm việc với các thầy, các đồng nghiệp đến bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Bố bảo, làm người phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất, đó là giữ chữ tín và luôn đúng giờ”.
 
Trong trí nhớ của Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc, tuy bận rộn với công việc ở Bệnh viện nhưng Giáo sư Nguyễn Đình Hối luôn có mặt trong bữa cơm tối của gia đình và ông vẫn gọi vui đó là những “bữa cơm giao ban”, bởi trong những bữa cơm này Giáo sư Hối luôn trao đổi với gia đình việc xảy ra hàng ngày, hỏi các con việc học hành, nhắc nhở và dạy bảo khi ông thấy cách cư xử của con cái chưa phù hợp. “Khi tôi đặt bút điền hồ sơ thi vào trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh mà không cần suy nghĩ hay có lựa chọn nào khác, tôi đã biết ngành y chính là định mệnh “cha truyền – con nối” của mình”, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc trải lòng.
 
Viết tiếp giấc mơ 
Năm 1980, Giáo sư Nguyễn Đình Hối đã đưa cả gia đình “rồng rắn” vào miền Nam nhận công tác tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Và ông luôn lắc đầu với những lời đề nghị mở phòng khám riêng hoặc liên kết mở phòng khám dù có những thời điểm cả gia đình phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực “cơm áo gạo tiền”. Theo Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc, khi nhận nhiệm vụ tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Nguyễn Đình Hối luôn đau đáu việc làm thế nào vừa phát triển trường, vừa tạo điều kiện cho các giảng viên tăng thêm thu nhập và phát triển chuyên môn.
PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc (người đứng giữa) được bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2019. Ảnh: TTXVN phát
PGS.TS, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc (người đứng giữa) được bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2019. Ảnh: TTXVN phát

Nghĩ là làm, đúng 25 năm trước, Giáo sư Nguyễn Đình Hối đã chạy vạy ngược xuôi để xin phép thành lập Phòng khám Đại học Y dược, nền móng đầu tiên của Bệnh viện Đại học Y dược ngày nay. Đây là phòng khám đầu tiên của một trường y dược đầu tiên trong cả nước, khởi phát cho mô hình viện – trường ngày càng phổ biến sau này.

Để có được Bệnh viện Đại học Y dược bề thế như ngày hôm nay, ít ai biết được quá trình vận động, đấu tranh, có khi phải “làm liều” để hình thành được dự án xây dựng bệnh viện của Giáo sư Nguyễn Đình Hối”, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc tâm sự.
 
Ngưỡng mộ tài năng, đức độ cũng như tâm huyết của bố mình, năm 2000, dù đang là một bác sỹ ngoại khoa có tương lai rộng mở tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhưng Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc đã quyết định về Bệnh viện Đại học Y dược phụ giúp bố trong công tác quản lý.

Nhớ về người cha của mình, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc chia sẻ: “Tiếng là về giúp bố nhưng kể từ thời gian này, tôi được học thêm những kỹ năng quản lý của bố, đặc biệt là quản lý nhân sự từ kinh nghiệm của ông. Bố tôi có phương châm sống là không quan trọng hóa mọi vấn đề. Ông nói với tôi, việc lớn phải biến thành nhỏ, việc nhỏ coi như không có. Chính vì vậy, ông xử lý công việc khá đơn giản nhưng hiệu quả cao”.

Tiếc thay, khi giấc mơ xây dựng Bệnh viện Đại học Y dược trở thành một bệnh viện hàng đầu khu vực, thì Giáo sư Nguyễn Đình Hối phải lùi về sau do vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, ông vẫn luôn dõi theo sự phát triển của bệnh viện và cổ vũ con trai mình.
 
Không phụ lòng mong mỏi của bố, sau nhiều nỗ lực, năm 2015, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Bắc được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp nối người cha của mình - Giáo sư Nguyễn Đình Hối chèo lái con thuyền Bệnh viện Đại học Y dược.

Ông tâm sự: “Bố luôn muốn tôi phải giỏi hơn bố, phải thành công hơn bố. Bố cho tôi học những điều mới nhất trong cả chuyên môn y khoa và quản trị. Bố khuyến khích tôi thử thách vào những xu hướng mới nhất của thế giới. Và tôi luôn cố gắng vận dụng những kiến thức mới, kết hợp kinh nghiệm để viết tiếp giấc mơ của bố  - đưa Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm chẩn đoán và điều trị chuyên sâu có chất lượng để chăm sóc sức khỏe của người dân với chất lượng cao nhất”./.
  Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.