Khánh Hòa và Đắk Lắk hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025

Sở Du lịch Khánh Hòa và Sở VHTT-DL Đắk Lắk và doanh nghiệp du lịch 2 tỉnh trao biên bản ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của lãnh đạo 2 tỉnh. Ảnh: baokhanhhoa.vn
Sở Du lịch Khánh Hòa và Sở VHTT-DL Đắk Lắk và doanh nghiệp du lịch 2 tỉnh trao biên bản ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của lãnh đạo 2 tỉnh. Ảnh: baokhanhhoa.vn

Ngày 18/8, tại thành phố Nha Trang, Sở Du lịch Khánh Hòa phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Hợp tác liên kết phát triển du lịch giữa hai địa phương giai đoạn 2023 - 2025. Hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, dịch vụ du lịch của hai tỉnh tham dự hội nghị.

Khánh Hòa và Đắk Lắk hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025 ảnh 1Sở Du lịch Khánh Hòa và Sở VHTT-DL Đắk Lắk và doanh nghiệp du lịch 2 tỉnh trao biên bản ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của lãnh đạo 2 tỉnh. Ảnh: baokhanhhoa.vn

Các đại biểu đánh giá, Khánh Hòa và Đắk Lắk hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch cùng với những đặc điểm văn hóa mang bản sắc riêng biệt, sản phẩm du lịch đặc trưng, đa dạng. Trong đó, thế mạnh của Khánh Hòa là du lịch biển, đảo với chuỗi các bãi biển hấp dẫn, các vịnh biển đẹp, các khu nghỉ dưỡng biển đẳng cấp quốc tế, sản phẩm du lịch biển đa dạng và chất lượng.

Đắk Lắk có thế mạnh du lịch sinh thái núi rừng với nhiều khu, điểm du lịch đồi núi, thác hồ nổi tiếng, cảnh quan hùng vĩ, những khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đặc sắc, bạt ngàn và thơ mộng.

Hai địa phương còn có thể phát triển các loại hình sản phẩm du lịch để bổ trợ khác như: du lịch vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm…

Khánh Hòa và Đắk Lắk hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025 ảnh 2Vẻ đẹp của đảo yến Hòn Nội (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Đặng Tuấn-TTXVN

Tại hội nghị, một số doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch của hai địa phương đã giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của đơn vị, đề xuất giải pháp liên kết du lịch; đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả nội dung liên kết phát triển du lịch của Đắk Lắk - Khánh Hòa.

Ông Hoàng Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa cho biết: Hơn một năm qua, hai tỉnh đã bước đầu tận dụng những đặc điểm về điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên khác biệt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kết nối, khai thác lại các tuyến, điểm du lịch, thiết lập các chuỗi liên kết du lịch theo tiêu chí: “Một chuyến đi 2 điểm đến”, phát triển thương hiệu du lịch “Rừng và Biển” theo hướng “xanh và an toàn”. Tuy nhiên, hai tỉnh cần mở rộng hơn sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực của du lịch.

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho rằng, hai tỉnh cần có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau; bảo đảm đúng mục đích và nội dung thỏa thuận hợp tác; phối hợp chặt chẽ trong công tác quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch thông qua các sự kiện văn hóa, lễ hội của hai tỉnh.

Khánh Hòa và Đắk Lắk hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025 ảnh 3Những chú voi được trang điểm sặc sỡ để dự Hội voi Buôn Đôn năm 2023, một hoạt động trong khuôn khổ của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 được tổ chức hồi tháng 3/2023 Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Các đại biểu hai tỉnh đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, đổi mới hình thức xúc tiến quảng bá, thu hút, kêu gọi đầu tư; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch và mở rộng thị trường khách du lịch.

Tại hội nghị, đại diện hai tỉnh đã trao Biên bản thỏa thuận hợp tác liên kết phát triển du lịch; trao Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch của hai địa phương. Nội dung liên kết hợp tác về du lịch giữa hai địa phương tập trung chủ yếu vào 5 lĩnh vực: Hợp tác trên lĩnh vực quản lý nhà nước; hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; hợp tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch; hợp tác kêu gọi đầu tư; hợp tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Sở Du lịch tỉnh sớm nghiên cứu, phối hợp xây dựng, khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa Đắk Lắk - Khánh Hòa phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa, từ đó có kết nối, hỗ trợ chia sẻ lượt khách du lịch cho nhau. Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa chủ trì phối hợp cùng các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, tham gia quảng bá, giới thiệu các chương trình sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk đến với du khách và người dân; kết nối xây dựng các chương trình tour tham quan, tham gia các sự kiện tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Đồng thời, hai địa phương có chính sách khuyến mãi hấp dẫn kích cầu thị trường du lịch nội địa là người dân tỉnh Đắk Lắk đến Khánh Hòa tham quan nghỉ dưỡng và ngược lại.

Trong 7 tháng năm 2023, lượng khách du lịch đến tỉnh Khánh Hòa lưu trú ước đạt hơn 4 triệu lượt, tăng 175,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 995 nghìn lượt, tăng 13 lần so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 148,6% so với cùng kỳ.

Tại Đắk Lắk, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đón hơn 650 nghìn lượt du khách, bằng 121,61% so cùng kỳ năm ngoái; tổng thu du lịch ước đạt trên 515 tỷ đồng, bằng 130% so cùng kỳ năm 2022.

Tiên Minh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

Là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, An Giang là nơi đón nhận dòng Mê Công chảy vào đất Việt, rồi chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây chính là lợi thế để tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Việc khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống đường sông sẽ góp phần đưa An Giang trở thành địa phương phát triển năng động, động lực tăng trưởng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Tối 20/12, tại Quảng trường nhân dân tỉnh, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” đã chính thức khai mạc.

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh thế mạnh là những sản phẩm du lịch gắn với hoạt động khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng…, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để tạo bước đột phá. Tìm ra điểm riêng biệt, hút khách để xây dựng các tour, tuyến du lịch nông nghiệp, cộng đồng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, cũng là trăn trở của các đơn vị lữ hành đang khai thác tour, sản phẩm du lịch tại đây.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đây cũng là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Những tiềm năng đó đang mở ra hướng phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm nơi vùng đất biên giới này.

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok , một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Ảnh: An HIếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Có thể nói, với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc. Là nơi đồng bào Khmer tập trung đông nhất, chiếm khoảng 30 % dân số, Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Khmer, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Du khách được trải nghiệm cùng làm bánh với bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều (xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá).Ảnh: Mạnh Thành - TTXVN

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn theo hướng xanh, bền vững

Những năm gần đây, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới, mang tính bền vững với nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình. Để tiếp tục đa dạng hóa thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, tỉnh tập trung đầu tư, hướng đến phát triển bền vững các sản phẩm du lịch nông thôn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan nông thôn, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội.

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Sóc Trăng xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế ban đêm, cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, văn hóa - nghệ thuật nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược với các tuyến giao thông kết nối thuận lợi, Bình Phước giữ vai trò quan trọng, cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, Lào, Thái Lan. Đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú.

Làng cổ Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) xuất hiện một số ngôi nhà hiện đại, phá nát không gian truyền thống. Nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, ngôi làng sẽ không còn hấp dẫn du khách. Ảnh: TTXVN phát

Cần có giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch cho Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh rất giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng; những bản làng cổ đẹp như tranh vẽ, những nét văn hóa truyền thống đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng đang bị xâm hại nghiêm trọng, những ngôi làng cổ dần bị thay thế bởi nhà hiện đại, những nét văn hóa truyền thống dần bị mai một khiến cho những nguồn tài nguyên du lịch có nguy cơ bị phá hủy, không thể khôi phục được.

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Nhằm tôn vinh hoa sen và các sản phẩm từ sen, tối 29/11 tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực sen”.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Định vị thương hiệu du lịch Nghệ An

Chiều 29/11, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển sản phẩm du lịch Nghệ An gắn với thương hiệu du lịch quốc gia trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ".

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm đến, gắn sản phẩm OCOP với các hoạt động du lịch, văn hóa. Cách làm này không chỉ giúp đa dạng các tour, tuyến du lịch, tăng sức hút với du khách, mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của địa phương.

Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách ở Nghệ An

Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách ở Nghệ An

Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in. Những vườn hồng cổ nơi đây kết nối cùng Khu di tích đặc biệt Kim Liên và chùa Đại Tuệ đã tạo nên điểm tham quan, du lịch liên hoàn cho khu vực.