Theo đó, hai phố hàng rong này được tổ chức với quy mô có khoảng 35 hộ buôn bán là những người mưu sinh bằng hàng rong, hoạt động trong khung giờ từ 6 - 9 giờ và 11 - 13 giờ.
Phố hàng rong tại vỉa hè tuyến đường Nguyễn Văn Chiêm có chiều dài 40m, dành cho 20 hộ kinh doanh. Tại công viên Bách Tùng Diệp có chiều dài 30m, dành cho 15 hộ kinh doanh.
|
Các gian hàng tại phố ẩm thực hàng rong. Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
|
Khách tham quan, mua sắm tại phố ẩm thực hàng rong. Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Các hộ kinh doanh cũng được tài trợ cơ sở vật chất theo mẫu thiết kế chung nhỏ gọn, đáp ứng yêu cầu văn minh, đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị. Đồng thời, còn được trang bị đeo bảng tên, mặc đồng phục và tham gia khám sức khỏe định kỳ. Riêng nguyên liệu chế biến thức ăn phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đại diện UBND quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong hai tháng đầu tiên, quận sẽ thực hiện phát hành phiếu ăn trả trước, giống hình thức vé ăn uống để vận động cán bộ, công nhân viên xung quanh khu vực tham gia, ủng hộ các gian hàng trong phố hàng rong.
Bên cạnh đó, vận động nhà tài trợ là những công ty có văn phòng, trụ sở gần khu vực thí điểm mua ủng hộ vé ăn, phát cho nhân viên nhằm giới thiệu tới người dân về hoạt động của phố hàng rong.
|
Phố ẩm thực hàng rong. Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
|
Khách tham quan, mua sắm tại phố ẩm thực hàng rong. Ảnh: An Hiếu - TTXVN |
Việc thí điểm mô hình phố hàng rong, được kỳ vọng là một trong những giải pháp có thể mang lại hiệu quả tích cực, giúp Thành phố Hồ Chí Minh mở ra những địa điểm bán buôn, kinh doanh phù hợp và hợp pháp dành cho những người mưu sinh bằng nghề bán hàng rong./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi