Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Ảnh: TTXVN

Gia Lai ghi nhận thêm 1 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu ở huyện Ia Grai

Ngày 1/8, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, tại tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ghi nhận thêm 1 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, nâng tổng số ca mắc bệnh bạch hầu tại huyện Ia Grai lên 5 trường hợp. Hiện tổng số ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 31 trường hợp, tại 9 xã, thị trấn, thuộc các huyện Đak Đoa, Ia Grai và thành phố Pleiku, trong đó có 1 ca tử vong.
Người dân làng O Gia, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) bức xúc vì nước thải của 3 trang trại nuôi heo trên địa bàn xả thải trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Nhiều trang trại chăn nuôi tại Gia Lai vi phạm về bảo vệ môi trường

Ông Thái Anh Tuấn, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai (Gia Lai) thông tin: UBND huyện đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính 32,5 triệu đồng đối với hộ kinh doanh Trần Thị Ái Liên (làng O Gia, xã Ia Pếch) do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dù không có giấy phép môi trường theo quy định, hộ kinh doanh này đã chăn nuôi 600 con lợn thịt.
Xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Sê San

Xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Sê San

Thời gian gần đây, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Sê San thuộc xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và an ninh trật tự địa phương. Mới đây nhất, Ủy ban nhân dân xã Ia Khai đã bắt quả tang 2 tàu đang khai thác cát trái phép trên sông Sê San.
Sau lễ cúng, người dân trong làng cùng xuống giọt nước để thực hiện các nghi thức cầu may mắn. Ảnh: TTXVN phát

Lễ cúng giọt nước của người Jrai ở Gia Lai

Hằng năm, người Jrai luôn tổ chức Lễ cúng giọt nước để cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng luôn được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong làng đều tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tăng cường quản lý phương tiện đường thủy nội địa ở Ia Grai, Gia Lai

Tăng cường quản lý phương tiện đường thủy nội địa ở Ia Grai, Gia Lai

Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có diện tích mặt nước lớn, với hơn 400 ha; có số phương tiện đường thủy nội địa lớn. Tuy nhiên, việc các phương tiện không đăng ký, đăng kiểm; người lái thuyền chưa qua đào tạo thuyền viên; bến phà, luồng tuyến trên sông, hồ thủy điện chưa hoạch định rõ…, tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt, hiện nay khu vực lòng hồ Sê San thu hút đông khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm.
Xã Ia O (Gia Lai) vươn mình, thay màu áo mới

Xã Ia O (Gia Lai) vươn mình, thay màu áo mới

Ia O là xã vùng biên giới của huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), giáp với huyện Andoung Meas (tỉnh Ratanakiri, Campuchia). Nơi đây, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, phát huy nội lực, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, các nguồn đầu tư của Đảng và Nhà nước, địa phương đang dần vươn mình, thay màu áo mới nơi biên ải đầy nắng gió.
Sắt son tình quân - dân nơi biên giới tỉnh Gia Lai

Sắt son tình quân - dân nơi biên giới tỉnh Gia Lai

Những bụi lúa rẫy đã trĩu bông vàng óng, báo hiệu thời điểm thu hoạch lúa rẫy của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã vào vụ. Trên các rẫy lúa khô của người dân tộc Jrai tại vùng biên giới Gia Lai, từng tốp người đang lúi cúi gặt lúa. Tiếng nói, tiếng cười rộn rã làm dịu bớt cái nắng cháy da của miền biên giới Tây Nguyên. Màu vàng của lúa, màu xanh của áo lính biên phòng kết hợp cùng nhiều màu sắc của trang phục dân tộc tạo nên một bức tranh rất đẹp.
Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai

Mở hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng biên Ia Grai

Với đặc trưng nắng gió vùng biên giới Tây Nguyên, huyện Ia Grai (Gia Lai) còn nhiều khó khăn trong việc phát triển sinh kế cho người dân. Mặc dù vậy, Đảng bộ, quân và dân huyện Ia Grai luôn đồng lòng, dốc sức tìm hướng phát triển phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Hội đua thuyền độc mộc trên dòng Pô Cô

Hội đua thuyền độc mộc trên dòng Pô Cô

Ngày 14/11, tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai), Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai tổ chức Lễ Khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ II và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2020. Lễ hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/11.
Già làng Rơ Lan Li - chủ tế thực hiện nghi thức Lễ cầu mưa tại nhà Rông. Ảnh: Quang Thái

Lễ cầu mưa của người Jrai

Cứ bắt đầu một vụ gieo trồng mới, người Jrai ở làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) lại tổ chức Lễ cầu mưa tại nhà Rông.
Gia Lai: Lật thuyền trên sông Sê San, một người mất tích

Gia Lai: Lật thuyền trên sông Sê San, một người mất tích

Trưa 28/8, bà Nguyễn Mai Lương - Chủ tịch UBND xã Ia Khai, huyện Ia Grai (Gia Lai) cho biết, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tìm kiếm nhưng lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy ông Rơ Mah Vươn, nạn nhân trong vụ lật thuyền vừa xảy ra trên địa bàn.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Ảnh: Quang Thái- TTXVN

Gia Lai: Thêm một trường hợp dương tính với bạch hầu tại xã Ia O

Ngày 22/7, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, xác nhận: Sở Y tế tỉnh Gia Lai tiếp tục phát hiện thêm một ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) tại làng O, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai. Bệnh nhân là một bé trai tên Kso Khôi, 32 tháng tuổi, hiện đang được điều trị tại Bệnh viên Nhi Gia Lai với tình trạng sức khỏe ổn định.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Ảnh: TTXVN

Thêm một huyện ở Gia Lai có ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu

Ngày 16/7, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai xác nhận, vừa phát hiện thêm một trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) tại làng O, xã Ia O, huyện biên giới Ia Grai (tỉnh Gia Lai). Theo đó, bệnh nhân tên là R. M N. (nữ, hơn 5 tuổi), hiện đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Nhi với tình trạng sức khỏe ổn định.
Chủ động phòng tránh thời tiết cực đoan đầu mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên

Chủ động phòng tránh thời tiết cực đoan đầu mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, hiện nay, khu vực này đang bước vào giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, khả năng xảy ra các hình thái thời tiết cực đoan như dông, lốc, sấm sét sẽ gia tăng. Vì vậy, nhân dân cần chủ động, có các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản.
Độc đáo lễ hội đua thuyền trên sông Pô Cô huyền thoại

Độc đáo lễ hội đua thuyền trên sông Pô Cô huyền thoại

Ngày 1/5, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tổ chức hội đua thuyền trên sông Pô Cô lần thứ nhất năm 2019. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương gắn với tên tuổi Anh hùng A Sanh - nhân vật trong bài hát "Người lái đò trên sông Pô Cô" của nhạc sĩ Cầm Phong (lời thơ Đào Mai Trang).
Cúng Rừng - nét văn hóa độc đáo của người Jrai ở Tây Nguyên

Cúng Rừng - nét văn hóa độc đáo của người Jrai ở Tây Nguyên

Bên cạnh gốc cây cổ thụ, lời khấn của già làng vang vọng núi rừng, cầu mong cho dân làng một năm mới sức khỏe dồi dào, lúa thóc đầy kho và giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa cộng đồng buôn làng với núi rừng như bao đời nay. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong tục cúng Rừng - nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.
Cảnh báo tình trạng lừa đảo vay vốn ngân hàng trong vùng dân tộc thiểu số

Cảnh báo tình trạng lừa đảo vay vốn ngân hàng trong vùng dân tộc thiểu số

Trung tá Phạm Chính Nghĩa, Đội trưởng Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, Công an huyện Ia Grai (Gia Lai) cho biết: Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn huyện xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nông sản, lừa chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vỡ hụi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó nạn nhân chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Cần tạo được sự đồng thuận trong việc luân chuyển giáo viên ở huyện Ia Grai

Gia Lai: Cần tạo được sự đồng thuận trong việc luân chuyển giáo viên ở huyện Ia Grai

Việc cắt giảm hơn 4.000 hợp đồng vào cuối năm học 2017-2018 khiến tỉnh Gia Lai rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng vào đầu năm học 2018-2019. Thế nhưng, bên cạnh đó, những bất cập trong việc điều chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên cũng lại khiến nhiều giáo viên băn khoăn.
Già làng Rơ Chăm Glúch - “bóng Kơ nia” của dân làng Jrăng Blo

Già làng Rơ Chăm Glúch - “bóng Kơ nia” của dân làng Jrăng Blo

20 năm là “bóng Kơ nia” của bà con, già làng Rơ Chăm Glúch (sinh năm 1948, xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai), ngoài phát triển kinh tế gia đình trở thành một trong những hộ khá giả nhất làng, người cựu chiến binh này còn giúp đỡ nhiều hộ dân làng Jăng Blo vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để nhờ trồng cây điều áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Chính vì thế, vị già làng này đã chiếm được trọn vẹn tình cảm thương yêu của bà con dân làng và là một "địa chỉ" tin cậy của chính quyền trong việc kết nối, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Bảo tồn cũng nên thức thời

Giờ thì ngôi nhà sàn ấy đã thành hình trên một khoảnh vườn nhà, bên cạnh ngôi nhà xây từ cả chục năm nay của gia đình nghệ nhân Rơchăm Tih. Nhưng anh không xây để ở, mà để làm… du lịch.

Tâm tình với đàn goong

Nghệ nhân Rơ Châm Nguych (làng Jut 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) nâng niu cây đàn goong đã lên nước nâu bóng, đánh thăm dò vài nốt nhạc. Âm thanh cao vút, thánh thót bật ra từ cây đàn cũ kỹ như xuyên qua mái tôn, tan loãng vào không gian mênh mông thoảng hương hoa cà phê giữa buổi trưa thanh vắng.