Nhiều hoàn cảnh khó khăn
Cô giáo Trần Thị Tâm (sinh năm 1978) có nhà tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku thuộc biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai từ năm 2003. Cô Tâm đã có 9 năm công tác tại xã vùng 3, đặc biệt khó khăn của huyện Ia Grai. Cuối năm 2012, cô được điều động về Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, xã Ia Sao, cách nhà gần 10 km. Đầu năm học 2018 -2019, cô Tâm được luân chuyển về trường ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai. Mỗi ngày cô phải đi, về gần 100 km, trong khi đó hoàn cảnh gia đình cô rất khó khăn. Chồng công tác tại một đơn vị trực chiến của Quân đoàn 3 nên ít khi có mặt ở nhà, hai con còn nhỏ, trong đó một con bị bại não và mắc chứng tự kỷ. Việc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai điều động cô đi trong thời điểm này khiến cô không biết xoay sở ra sao để đảm bảo công tác và gia đình.
Đầu năm học 2018 -2019, cô Lê Thị Hải (sinh năm 1980), giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh nhận được lệnh điều động về xã vùng 3 Ia Pếch cách nhà gần 120km. Con nhỏ, chồng là bộ đội, sau khi nhận công tác tại trường mới cô phải gửi con cho hàng xóm. Trước đây, cô giáo Lê Thị Hải có 6 năm công tác tại vùng biên giới huyện Ia Grai. Đi về gần 200 km, cô phải thuê nhà ở lại để tiện công tác. Năm 2012 - 2013, cô Hải được điều động về Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, cách nhà chừng 20 km. Cũng giống trường hợp cô giáo Trần Thị Tâm, cô Lê Thị Hải đã làm đơn kiến nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện nhưng đều không được giải quyết và còn bị kiểm điểm phê bình, cắt thi đua trong năm học 2017 - 2018.
Còn cô giáo Đặng Thị Năm mới được chuyển về Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai cho biết: 25 năm trong nghề, cô đã có đến 9 lần luân chuyển công tác. Mỗi lần luân chuyển, cô lại phải làm quen với môi trường mới, làm quen với giáo viên. Năm nay, gần 47 tuổi, cô tiếp tục được luân chuyển về vùng 3, vùng khó khăn của huyện Ia Grai cách nhà hơn 100 km đi - về, khiến cô thấy không thỏa đáng.
Bất cập trong việc điều động
Việc điều chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, công tác này nếu được tổ chức công khai, minh bạch sẽ nhận được sự đồng thuận của đa số giáo viên.
Làm việc với Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch UBND huyện và Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai đều cho rằng, huyện này đã thực hiện đúng Quyết định 61/QĐ-UBND ban hành ngày 14/5/2018 về việc “Điều động, luân chuyển giáo viên trên địa bàn huyện Ia Grai”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, cách thực hiện Quyết định này còn nhiều bất cập khiến đa số giáo viên trong diện điều động đều không tán thành.
Trong cuộc họp ngày 4/9 tại huyện Ia Grai, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: Khi có Dự thảo Quyết định 61, huyện đã yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo huyện phổ biến về đến từng trường và photo cho từng giáo viên để giáo viên nghiên cứu và góp ý với Dự thảo sau đó mới đưa ra Quyết định chính thức.
Tuy nhiên, theo các giáo viên như cô Trần Thị Tâm và Lê Thị Hải khi nhận được bản Dự thảo và góp ý lên nhà trường, ý kiến của các cô không được ghi vào biên bản cuộc họp với lý do: “Ý kiến nhỏ, mang tính cá nhân”. Không đồng ý với lý do đó, cô Hải và cô Tâm đã làm đơn kiến nghị lên UBND huyện gửi đích danh Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Rơ Mah Tiệp. Tuy nhiên, sau đó, hai cô giáo Trần Thị Tâm và Lê Thị Hải lại nhận được công văn trả lời từ phía UBND huyện rằng phải nghiêm túc kiểm điểm vì chưa tìm hiểu rõ Dự thảo. Sau đó, vì lý do này, cả hai cô đều bị cắt thi đua.
Điều đáng nói ở đây là việc xây dựng các tiêu chí để chấm điểm đánh giá giáo viên phục vụ công tác luân chuyển còn nhiều bất cập. Bảng chấm điểm có các cột như: Điểm công tác, điểm thi đua, điểm ưu tiên… để xét nếu ai thấp điểm nhất tính từ dưới lên sẽ bị điều chuyển công tác đến vùng khó khăn. Trong đó, cột Điểm công tác dựa trên tiêu chí cứ mỗi năm công tác được tính 1 điểm; cột điểm thi đua được tính: nếu là Lao động tiên tiến được tính 0,5 điểm/năm, chiến sỹ thi đua được chấm 1,5 điểm/năm.
Cách chấm điểm này không nhận được sự đồng tình từ phía giáo viên bởi theo một số giáo viên, nếu những giáo viên có nhiều năm công tác tại vùng thuận lợi có điểm cao hơn giáo viên vùng khó khăn nhưng lại có ít năm công tác hơn, ai sẽ là người xung phong đến công tác ở các vùng khó khăn. Đồng thời, cột thi đua các danh hiệu chưa được sâu sát. Ví dụ, một giáo viên dạy vùng thuận lợi có điều kiện tham gia các cuộc thi sẽ dễ nhận được thành tích. Đối với giáo viên vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, việc duy trì sỹ số học sinh đã là một thành công trong công tác giảng dạy. Do đó, tùy vào trường hợp là giáo viên vùng thuận lợi hay khó khăn mà đưa ra các tiêu chí đánh giá thi đua khác nhau để đảm bảo tính công bằng trong chấm điểm.
Cô giáo Trần Thị Tâm cho biết: Việc duy trì sỹ số học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là cả một nỗ lực của giáo viên. Vậy các trường vùng sâu vùng xa cần thêm cột duy trì sỹ số học sinh trong cột tính điểm thi đua để đảm bảo tính khách quan.
Còn theo cô Đặng Thị Năm, tính điểm ưu tiên về thi đua chỉ thấy cộng điểm các thành tích. Với các giáo viên vùng sâu vùng xa chuyển về, điểm cộng không thể bằng các giáo viên dạy vùng thuận lợi lâu năm. Bởi khi luân chuyển, trong vòng 2 năm, các giáo viên mới này không được đăng ký giáo viên dạy giỏi nên không có thành tích cộng điểm.
Huyện Ia Grai là một trong những huyện có số giáo viên có kiến nghị về công tác luân chuyển nhiều nhất tỉnh Gia Lai bởi việc xây dựng tiêu chí chấm điểm giáo viên đến việc đưa ra Quyết định luân chuyển đều có nhiều bất cập cần điều chỉnh. Các ý kiến góp ý không được đưa ra xem xét. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, các huyện khác như huyện Chư Sê, việc xây dựng tiêu chí và luân chuyển được Phòng Giáo dục và Đào tạo phổ biến rộng rãi và tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể giáo viên. Việc này khiến hơn 50% giáo viên trong diện luân chuyển làm đơn tự nguyện về vùng khó khăn. Số còn lại đều đồng thuận với quyết định điều động vì có sự động viên, báo trước. Cùng với đó, trong khi xây dựng tiêu chí chấm điểm giáo viên, các cột điểm cũng sâu sát từng vùng và có những điểm khác biệt tùy theo từng trường để đánh giá khách quan nhất. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku, lệnh điều động về vùng khó khăn đều có thời hạn nhất định, giáo viên đi vùng khó khăn khoảng 3 năm sẽ được trở về trường cũ. Điều này tạo sự công bằng và nhận được sự đồng tình của toàn thể giáo viên.
Cô giáo Trần Thị Tâm (sinh năm 1978) có nhà tại phường Yên Thế, thành phố Pleiku thuộc biên chế của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai từ năm 2003. Cô Tâm đã có 9 năm công tác tại xã vùng 3, đặc biệt khó khăn của huyện Ia Grai. Cuối năm 2012, cô được điều động về Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, xã Ia Sao, cách nhà gần 10 km. Đầu năm học 2018 -2019, cô Tâm được luân chuyển về trường ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai. Mỗi ngày cô phải đi, về gần 100 km, trong khi đó hoàn cảnh gia đình cô rất khó khăn. Chồng công tác tại một đơn vị trực chiến của Quân đoàn 3 nên ít khi có mặt ở nhà, hai con còn nhỏ, trong đó một con bị bại não và mắc chứng tự kỷ. Việc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai điều động cô đi trong thời điểm này khiến cô không biết xoay sở ra sao để đảm bảo công tác và gia đình.
Một số giáo viên bị luân chuyển đến vùng khó khăn của huyện Ia Grai (Gia Lai) bức xúc trình bày hoàn cảnh và đơn từ kiến nghị các cấp cho phóng viên. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN |
Đầu năm học 2018 -2019, cô Lê Thị Hải (sinh năm 1980), giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh nhận được lệnh điều động về xã vùng 3 Ia Pếch cách nhà gần 120km. Con nhỏ, chồng là bộ đội, sau khi nhận công tác tại trường mới cô phải gửi con cho hàng xóm. Trước đây, cô giáo Lê Thị Hải có 6 năm công tác tại vùng biên giới huyện Ia Grai. Đi về gần 200 km, cô phải thuê nhà ở lại để tiện công tác. Năm 2012 - 2013, cô Hải được điều động về Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, cách nhà chừng 20 km. Cũng giống trường hợp cô giáo Trần Thị Tâm, cô Lê Thị Hải đã làm đơn kiến nghị lên Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện nhưng đều không được giải quyết và còn bị kiểm điểm phê bình, cắt thi đua trong năm học 2017 - 2018.
Còn cô giáo Đặng Thị Năm mới được chuyển về Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai cho biết: 25 năm trong nghề, cô đã có đến 9 lần luân chuyển công tác. Mỗi lần luân chuyển, cô lại phải làm quen với môi trường mới, làm quen với giáo viên. Năm nay, gần 47 tuổi, cô tiếp tục được luân chuyển về vùng 3, vùng khó khăn của huyện Ia Grai cách nhà hơn 100 km đi - về, khiến cô thấy không thỏa đáng.
Bất cập trong việc điều động
Việc điều chuyển giáo viên từ vùng thuận lợi đến vùng khó khăn chắc chắn sẽ nhận được những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, công tác này nếu được tổ chức công khai, minh bạch sẽ nhận được sự đồng thuận của đa số giáo viên.
Làm việc với Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch UBND huyện và Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai đều cho rằng, huyện này đã thực hiện đúng Quyết định 61/QĐ-UBND ban hành ngày 14/5/2018 về việc “Điều động, luân chuyển giáo viên trên địa bàn huyện Ia Grai”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, cách thực hiện Quyết định này còn nhiều bất cập khiến đa số giáo viên trong diện điều động đều không tán thành.
Cuộc họp chuyên môn có phóng viên tham gia tại huyện Ia Grai về việc giải quyết các bức xúc của giáo viên khi bị luân chuyển về vùng khó khăn. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN |
Trong cuộc họp ngày 4/9 tại huyện Ia Grai, Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: Khi có Dự thảo Quyết định 61, huyện đã yêu cầu ngành Giáo dục và Đào tạo huyện phổ biến về đến từng trường và photo cho từng giáo viên để giáo viên nghiên cứu và góp ý với Dự thảo sau đó mới đưa ra Quyết định chính thức.
Tuy nhiên, theo các giáo viên như cô Trần Thị Tâm và Lê Thị Hải khi nhận được bản Dự thảo và góp ý lên nhà trường, ý kiến của các cô không được ghi vào biên bản cuộc họp với lý do: “Ý kiến nhỏ, mang tính cá nhân”. Không đồng ý với lý do đó, cô Hải và cô Tâm đã làm đơn kiến nghị lên UBND huyện gửi đích danh Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Rơ Mah Tiệp. Tuy nhiên, sau đó, hai cô giáo Trần Thị Tâm và Lê Thị Hải lại nhận được công văn trả lời từ phía UBND huyện rằng phải nghiêm túc kiểm điểm vì chưa tìm hiểu rõ Dự thảo. Sau đó, vì lý do này, cả hai cô đều bị cắt thi đua.
Điều đáng nói ở đây là việc xây dựng các tiêu chí để chấm điểm đánh giá giáo viên phục vụ công tác luân chuyển còn nhiều bất cập. Bảng chấm điểm có các cột như: Điểm công tác, điểm thi đua, điểm ưu tiên… để xét nếu ai thấp điểm nhất tính từ dưới lên sẽ bị điều chuyển công tác đến vùng khó khăn. Trong đó, cột Điểm công tác dựa trên tiêu chí cứ mỗi năm công tác được tính 1 điểm; cột điểm thi đua được tính: nếu là Lao động tiên tiến được tính 0,5 điểm/năm, chiến sỹ thi đua được chấm 1,5 điểm/năm.
Cách chấm điểm này không nhận được sự đồng tình từ phía giáo viên bởi theo một số giáo viên, nếu những giáo viên có nhiều năm công tác tại vùng thuận lợi có điểm cao hơn giáo viên vùng khó khăn nhưng lại có ít năm công tác hơn, ai sẽ là người xung phong đến công tác ở các vùng khó khăn. Đồng thời, cột thi đua các danh hiệu chưa được sâu sát. Ví dụ, một giáo viên dạy vùng thuận lợi có điều kiện tham gia các cuộc thi sẽ dễ nhận được thành tích. Đối với giáo viên vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, việc duy trì sỹ số học sinh đã là một thành công trong công tác giảng dạy. Do đó, tùy vào trường hợp là giáo viên vùng thuận lợi hay khó khăn mà đưa ra các tiêu chí đánh giá thi đua khác nhau để đảm bảo tính công bằng trong chấm điểm.
Cô giáo Trần Thị Tâm cho biết: Việc duy trì sỹ số học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là cả một nỗ lực của giáo viên. Vậy các trường vùng sâu vùng xa cần thêm cột duy trì sỹ số học sinh trong cột tính điểm thi đua để đảm bảo tính khách quan.
Còn theo cô Đặng Thị Năm, tính điểm ưu tiên về thi đua chỉ thấy cộng điểm các thành tích. Với các giáo viên vùng sâu vùng xa chuyển về, điểm cộng không thể bằng các giáo viên dạy vùng thuận lợi lâu năm. Bởi khi luân chuyển, trong vòng 2 năm, các giáo viên mới này không được đăng ký giáo viên dạy giỏi nên không có thành tích cộng điểm.
Huyện Ia Grai là một trong những huyện có số giáo viên có kiến nghị về công tác luân chuyển nhiều nhất tỉnh Gia Lai bởi việc xây dựng tiêu chí chấm điểm giáo viên đến việc đưa ra Quyết định luân chuyển đều có nhiều bất cập cần điều chỉnh. Các ý kiến góp ý không được đưa ra xem xét. Trong khi đó, theo tìm hiểu của phóng viên, các huyện khác như huyện Chư Sê, việc xây dựng tiêu chí và luân chuyển được Phòng Giáo dục và Đào tạo phổ biến rộng rãi và tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể giáo viên. Việc này khiến hơn 50% giáo viên trong diện luân chuyển làm đơn tự nguyện về vùng khó khăn. Số còn lại đều đồng thuận với quyết định điều động vì có sự động viên, báo trước. Cùng với đó, trong khi xây dựng tiêu chí chấm điểm giáo viên, các cột điểm cũng sâu sát từng vùng và có những điểm khác biệt tùy theo từng trường để đánh giá khách quan nhất. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Pleiku, lệnh điều động về vùng khó khăn đều có thời hạn nhất định, giáo viên đi vùng khó khăn khoảng 3 năm sẽ được trở về trường cũ. Điều này tạo sự công bằng và nhận được sự đồng tình của toàn thể giáo viên.
Hồng Điệp