Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao

 Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm hộ gia đình thu trên 10 tấn quả. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm hộ gia đình thu trên 10 tấn quả. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Cây thanh long ruột đỏ được trồng nhiều tại thị trấn Ba Hàng Đồi huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) đến nay đã khẳng định được thương hiệu và trở thành một trong những sản phẩm cây ăn quả chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế ổn định cho hàng chục hộ gia đình nơi đây.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 1Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm hộ gia đình thu trên 10 tấn quả. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy, toàn thị trấn có 26 ha thanh long (chủ yếu là thanh long ruột đỏ); năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha; giá trị kinh tế đạt từ 350 - 400 triệu đồng/ha/năm. Thị trấn Lạc Thủy hiện có hơn 40 hộ trồng thanh long ruột đỏ.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 2Thanh long ruột đỏ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyện Lạc Thủy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy Ngọ Đình Tâm cho biết, thanh long ruột đỏ của huyện Yên Thủy đã được cấp mã số vùng trồng và là sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện. Với sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, đổi mới áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt. Từ đó, thanh long ruột đỏ đã từng bước xây dựng được trở thành nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương tiêu biểu.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 3Thị trấn Ba Hàng Đồi có 26 ha thanh long (chủ yếu là thanh long ruột đỏ); năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha; giá trị kinh tế đạt từ 350 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Đây là điều kiện quan trọng không thể thiếu để thanh long ruột đỏ Lạc Thủy hướng đến mục tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên, UBND huyện Lạc Thủy cần phối hợp với các ngành chức năng liên quan tập trung đầu tư cho sản xuất thanh long tươi chất lượng cao để phục vụ thị trường nội địa, qua đó từng bước xúc tiến thương mại để xuất khẩu.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 4Nhiều hộ gia đình ở thị trấn Ba Hàng Đồi đã phát triển kinh tế ổn định hơn nhờ trồng cây thanh long ruột đỏ. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Cùng đó, huyện nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm từ quả thanh long ruột đỏ như thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép, rượu... nhằm đa dạng sản phẩm thanh long cung cấp cho thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tình trạng "được mùa, mất giá".

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 5Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm hộ gia đình thu trên 10 tấn quả. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Nhiều hộ trồng thanh long tại Thị trấn Ba Hàng Đồi áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Một số hộ áp dụng kỹ thuật trồng thanh long trên giàn giúp chăm sóc dễ dàng, lắp đặt hệ thống tưới tự động để giảm bớt nhân công lao động. Sản phẩm thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh Hòa Bình và được bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 6Thị trấn hiện có hơn 40 hộ trồng thanh long ruột đỏ. Nhiều hộ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Một số hộ áp dụng kỹ thuật trồng thanh long trên giàn chữ T giúp chăm sóc dễ dàng, lắp hệ thống tưới tự động để giảm bớt nhân công lao động. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Ông Trần Quốc Hoàn, một trong những hộ tiên phong trồng thanh long ruột đỏ tại thị trấn Ba Hàng Đồi chia sẻ, nhận thấy giống cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác nên quyết định chuyển đổi trồng cây thanh long ruột đỏ từ năm 2013 trên diện tích 4.000 m2 với 500 gốc thanh long.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 7 Vườn trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Trần Quốc Hoàn, khu dân cư Đồi với tổng diện tích 4.000 m2 với 500 gốc thanh long. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Gia đình ông cũng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, thực hiện quy trình sản xuất sạch, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly; sử dụng phân chuồng ủ để bón. Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm gia đình thu trên 10 tấn quả, kinh tế gia đình cũng được ổn định, đảm bảo.

Hòa Bình phát triển vùng thanh long ruột đỏ chất lượng cao ảnh 8Thị trấn Ba Hàng Đồi có 26 ha thanh long (chủ yếu là thanh long ruột đỏ); năng suất đạt 25 - 30 tấn/ha; giá trị kinh tế đạt từ 350 - 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Cùng với triển vọng, thuận lợi về thổ nhưỡng thì việc phát triển trồng cây thanh long ruột đỏ tại huyện cũng gặp những khó khăn khi nhiều diện tích thanh long trồng tự phát, chưa được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; chất lượng cây giống không đồng đều, không được kiểm soát dịch hại trước khi đưa ra trồng đại trà…

Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy Hoàng Đình Chính cho biết, ngoài những yếu tố thổ nhưỡng vùng trồng, cây giống thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn những hạn chế nhất định, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; mẫu mã, chất lượng quả không đồng đều giữa các vườn. Việc quản lý, giám sát mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói chưa được chính quyền địa phương, hợp tác xã và nông dân quan tâm đúng mức…

Nhiều năm qua, huyện Lạc Thủy đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng các vùng trồng, sản xuất cây ăn quả chất lượng cao. Ngoài cây thanh long ruột đỏ thì chính quyền và ngành nông nghiệp của huyện Lạc Thủy cũng đặc biệt chú trọng vào các giống đặc sản của địa phương, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường như Chè sông Bôi, Na Đồng Bong, cam…

Huyện tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, mở rộng diện tích, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, xây dựng mã số vùng trồng…, từng bước đưa nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng chất lượng cao gắn với sản phẩm OCOP.

Trọng Đạt

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm