Gia đình ông Trần Văn Hùng ở thôn 8, xã Quảng Khê là một trong những hộ gia đình đã thoát được nghèo nhờ vốn vay ưu đãi. Ông Hùng cho biết, năm 2013, gia đình ông cũng được Hội Nông dân xã bình xét và tạo điều kiện để vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH.
Sau khi được giải ngân nguồn vốn, ông còn được tham gia các lớp tập huấn về cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cách chăm sóc cây trồng. Theo ông Hùng thì nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi thì việc đầu tư máy móc, mua phân bón chăm sóc cà phê của gia đình là rất khó khăn.
Còn gia đình ông K’lem ở bon Bu Dơng, xã Quảng Khê, trước đây kinh tế gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do điều kiện đất đai canh tác bạc màu, thiếu vốn sản xuất nên thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào mấy 1,5 ha cà phê nhưng năng suất thấp.
Năm 2013, ông vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, cùng với số vốn tích góp được, đã mạnh dạn đầu tư mua phân bón, máy tưới, máy phát, quyết tâm khôi phục lại diện tích cà phê của gia đình.
Bên cạnh đó, ông còn được tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp do Hội Nông dân huyện tổ chức. Có đồng vốn ban đầu, được hướng dẫn cách làm ăn, cộng với quyết tâm, vụ thu hoạch cà phê năm ngoái 1,5 ha cà phê của ông đã cho năng suất 4,5 tấn, cao hơn trước đây 2 tấn.
Tích lũy được đồng vốn, ông K’lem còn cải tạo lại diện tích đất bỏ hoang của gia đình để canh tác các loại cây ngắn ngày như đậu, ngô… Nhờ biết vận dụng các kiến thức được tập huấn vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng cách nên năng suất, chất lượng cây trồng của gia đình ông đạt hiệu quả cao.
Ông K’lem chia sẻ: “Năm đầu tiên, gia đình thu được lãi từ vườn cà phê. Từ nguồn vốn đó, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng và phát huy hết hiệu quả canh tác trên cùng một diện tích đất là vừa trồng các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng và xen canh các loại cây ngắn ngày, mua thêm gia súc, gia cầm về nuôi”.
Theo ông K’Tiêng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ðắk Glong thì hàng năm, Hội đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện để các tổ trưởng của các tổ tiết kiệm và vay vốn được tham gia các lớp tập huấn về quản lý nguồn vốn, hướng dẫn người dân sử dụng vốn hiệu quả…
Bên cạnh đó, các chủ trương, chương trình mới của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH luôn được Hội cập nhật kịp thời để phổ biến sâu rộng, góp phần giúp tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như các thành viên hiểu rõ các quy định và chấp hành tốt hơn.
Theo ông Huỳnh Quang Dung, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đắk Glong thì hiện nay, nguồn vốn ủy thác của ngân hàng qua các tổ chức hội, đoàn thể tại địa phương trên 7,9 tỷ đồng cho 3.055 lượt hộ vay.
Với sự nỗ lực và làm việc nhiệt tình của các tổ chức hội, đoàn thể, nguồn vốn ưu đãi đã đến với người dân nghèo và phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, để từng bước nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể trong việc cho vay vốn mà trực tiếp là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, đơn vị đã tích cực phối hợp tổ chức tập huấn về công tác quản lý nguồn vốn, thu lãi, gốc, tư vấn sử dụng nguồn vốn vay.
Qua các buổi tập huấn, những khó khăn, vướng mắc của các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn về công tác quản lý, kiện toàn hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn… đều được cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH tháo gỡ, giải đáp cụ thể.
Ðặc biệt, thông qua các buổi giao dịch tại các xã, công tác tuyên truyền về những cơ chế, chương trình, chính sách mới của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH luôn được quan tâm. Nhờ đó, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã kịp thời nắm bắt, triển khai và đưa nguồn vốn đến với các hộ nghèo, hộ chính sách đúng đối tượng, góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa phương.
Sau khi được giải ngân nguồn vốn, ông còn được tham gia các lớp tập huấn về cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cách chăm sóc cây trồng. Theo ông Hùng thì nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi thì việc đầu tư máy móc, mua phân bón chăm sóc cà phê của gia đình là rất khó khăn.
Ông Trần Văn Hùng ở thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong) thoát nghèo từ đồng vốn ưu đãi |
Năm 2013, ông vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, cùng với số vốn tích góp được, đã mạnh dạn đầu tư mua phân bón, máy tưới, máy phát, quyết tâm khôi phục lại diện tích cà phê của gia đình.
Bên cạnh đó, ông còn được tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp do Hội Nông dân huyện tổ chức. Có đồng vốn ban đầu, được hướng dẫn cách làm ăn, cộng với quyết tâm, vụ thu hoạch cà phê năm ngoái 1,5 ha cà phê của ông đã cho năng suất 4,5 tấn, cao hơn trước đây 2 tấn.
Tích lũy được đồng vốn, ông K’lem còn cải tạo lại diện tích đất bỏ hoang của gia đình để canh tác các loại cây ngắn ngày như đậu, ngô… Nhờ biết vận dụng các kiến thức được tập huấn vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi đúng cách nên năng suất, chất lượng cây trồng của gia đình ông đạt hiệu quả cao.
Ông K’lem chia sẻ: “Năm đầu tiên, gia đình thu được lãi từ vườn cà phê. Từ nguồn vốn đó, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng và phát huy hết hiệu quả canh tác trên cùng một diện tích đất là vừa trồng các loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng và xen canh các loại cây ngắn ngày, mua thêm gia súc, gia cầm về nuôi”.
Theo ông K’Tiêng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ðắk Glong thì hàng năm, Hội đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện để các tổ trưởng của các tổ tiết kiệm và vay vốn được tham gia các lớp tập huấn về quản lý nguồn vốn, hướng dẫn người dân sử dụng vốn hiệu quả…
Bên cạnh đó, các chủ trương, chương trình mới của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH luôn được Hội cập nhật kịp thời để phổ biến sâu rộng, góp phần giúp tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như các thành viên hiểu rõ các quy định và chấp hành tốt hơn.
Gia đình chị Đinh Thị Hiền, ở thôn 8, xã Quảng Khê nuôi gà thả vườn cho thu nhập ổn định |
Với sự nỗ lực và làm việc nhiệt tình của các tổ chức hội, đoàn thể, nguồn vốn ưu đãi đã đến với người dân nghèo và phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, để từng bước nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức hội, đoàn thể trong việc cho vay vốn mà trực tiếp là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở, đơn vị đã tích cực phối hợp tổ chức tập huấn về công tác quản lý nguồn vốn, thu lãi, gốc, tư vấn sử dụng nguồn vốn vay.
Qua các buổi tập huấn, những khó khăn, vướng mắc của các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn về công tác quản lý, kiện toàn hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn… đều được cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH tháo gỡ, giải đáp cụ thể.
Ðặc biệt, thông qua các buổi giao dịch tại các xã, công tác tuyên truyền về những cơ chế, chương trình, chính sách mới của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH luôn được quan tâm. Nhờ đó, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã kịp thời nắm bắt, triển khai và đưa nguồn vốn đến với các hộ nghèo, hộ chính sách đúng đối tượng, góp phần vào công tác giảm nghèo tại địa phương.
Báo Đắk Nông