Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phát biểu khai mạc Hội thảo đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang. |
Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên cho biết, ngoài các chính sách chung của Chính phủ, Nghị quyết số 04 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Hậu Giang về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 sẽ tiếp tục mở đường để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến với nông dân, đầu tư vào nông nghiệp, nhất là tiêu thụ nông sản.
Chanh không hạt - một trong 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang. |
Xoài cát Hòa Lộc - một trong 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang. |
Khóm (dứa) Cầu Đúc - một trong 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang. |
Ông Tuyên cũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp của Hà Nội hợp tác chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã của Hậu Giang để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ Hậu Giang ra Thủ đô.
Tỉnh Hậu Giang hiện có trên 133.000ha đất nông nghiệp với 10 sản phẩm chủ lực như: Cây lúa diện tích 82.000ha, cây mía diện tích 11.000ha, cây bưởi 2.200ha, cam sành 11.000ha, dứa Cầu Đúc 1.700ha… Nhiều sản phẩm của tỉnh đã có nhãn hiệu, thương hiệu nhưng điểm hạn chế là chưa có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hội thảo đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nông sản của tỉnh Hậu Giang. |
Đại diện doanh nghiệp tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch của Hà Nội phát biểu ý kiến về tiềm năng và cơ hội hợp tác trong sản xuất nông nghiệp với tỉnh Hậu Giang tại hội thảo. |
Tại hội nghị, một số doanh nghiệp phân phối thực phẩm sạch của Hà Nội đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác với các cơ sở sản xuất, hợp tác xã của tỉnh Hậu Giang.