Theo ông Kim Sang Mok, Việt Nam là quốc gia đông dân và có khoảng 50% dân số trong độ tuổi dưới 30. Số học sinh, sinh viên các cấp học mỗi năm khoảng 21,5 triệu người. Với khả năng kinh tế, tài chính ngày càng được cải thiện, các phụ huynh Việt Nam có xu hướng đầu tư nhiều hơn cho việc học của con. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đó là cơ sở cho thấy ngành Giáo dục và đào tạo Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, đồng thời cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Kim TaeHyeong - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giáo dục đào tạo của Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng. Cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc xem việc học là ưu tiên hàng đầu và xem con người là nguồn lực chính để phát triển kinh tế.
Bên cạnh những nét tương đồng, giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc cũng có nhiều đặc điểm mang tính bổ trợ cho nhau. Cụ thể, Hàn Quốc đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển giáo dục đào tạo, hình thành các phương pháp đào tạo mới như ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường nhằm hướng tới nền giáo dục đào tạo thông minh.
Trong khi đó, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển các mô hình đào tạo hiện đại và hiệu quả cao. Chính vì vậy, sự đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên không đơn thuần là vì mục tiêu lợi nhuận mà còn mang ý nghĩa xã hội tích cực, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, mang lại thịnh vượng bền vững cho cả hai bên.
Theo ông Phạm Ngọc Thanh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 10/2017, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đạt gần 66 triệu USD với 62 dự án, chiếm khoảng gần 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia.
Theo ông Phạm Ngọc Thanh, mục tiêu lớn nhất của ngành giáo dục Việt Nam là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang tập trung phát triển giáo dục đào tạo thông qua việc liên kết chương trình, chuyển giao công nghệ với nhiều quốc gia có ngành giáo dục phát triển, trong đó có Hàn Quốc. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm cũng như ký kết hợp tác ứng dụng các mô hình quản lý, phương pháp đào tạo của các trường đại học Hàn Quốc.
Vì vậy, việc tham gia đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam không chỉ hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên bước phát triển tích cực cho ngành Giáo dục và đào tạo của Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia./.
Phó giám đốc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Phạm Ngọc Thanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thế Anh - TTXVN |
Ông Kim TaeHyeong - Giám đốc Trung tâm Giáo dục Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giáo dục đào tạo của Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng. Cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc xem việc học là ưu tiên hàng đầu và xem con người là nguồn lực chính để phát triển kinh tế.
Bên cạnh những nét tương đồng, giáo dục Việt Nam - Hàn Quốc cũng có nhiều đặc điểm mang tính bổ trợ cho nhau. Cụ thể, Hàn Quốc đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển giáo dục đào tạo, hình thành các phương pháp đào tạo mới như ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường nhằm hướng tới nền giáo dục đào tạo thông minh.
Trong khi đó, Việt Nam đang có nhu cầu phát triển các mô hình đào tạo hiện đại và hiệu quả cao. Chính vì vậy, sự đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên không đơn thuần là vì mục tiêu lợi nhuận mà còn mang ý nghĩa xã hội tích cực, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, mang lại thịnh vượng bền vững cho cả hai bên.
Tổng giám đốc KOTRA Kim Sang Mook phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thế Anh - TTXVN |
Theo ông Phạm Ngọc Thanh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 10/2017, đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đạt gần 66 triệu USD với 62 dự án, chiếm khoảng gần 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia.
Theo ông Phạm Ngọc Thanh, mục tiêu lớn nhất của ngành giáo dục Việt Nam là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang tập trung phát triển giáo dục đào tạo thông qua việc liên kết chương trình, chuyển giao công nghệ với nhiều quốc gia có ngành giáo dục phát triển, trong đó có Hàn Quốc. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều chuyến tham quan, trao đổi kinh nghiệm cũng như ký kết hợp tác ứng dụng các mô hình quản lý, phương pháp đào tạo của các trường đại học Hàn Quốc.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thế Anh - TTXVN |
Vì vậy, việc tham gia đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Việt Nam không chỉ hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo nên bước phát triển tích cực cho ngành Giáo dục và đào tạo của Việt Nam, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN