Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là hoạt động thường niên nhằm ghi nhận, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu trên địa bàn, cập nhật và phổ biến các thông tin, quy định mới trong hoạt động xuất nhập khẩu để doanh nghiệp biết và thực hiện đúng.
Bên cạnh đó, hội nghị đối thoại cũng là cơ hội để Cục Hải quan lắng nghe những đề xuất, kiến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp trong việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách về hải quan, đồng thời tăng cường sự kết nối giữa hai bên nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy, đồng hành cùng phát triển.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan đã giới thiệu những nội dung mới liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan của Việt Nam; trong đó, tập trung chủ yếu vào những điểm mới của Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC (cùng có hiệu lực từ ngày 5/6/2018) so với các văn bản trước đó để doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện.
Song song đó, lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng trực tiếp giải đáp hơn 30 câu hỏi, vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc liên quan tới tờ khai hải quan, các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu, thủ tục kiểm tra chuyên ngành…
Đại diện Công ty New - Hanam (Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, do đó, số đơn hàng được thực hiện theo giờ, mỗi ngày có rất nhiều hóa đơn. Theo như quy định hiện nay thì doanh nghiệp phải làm quá nhiều tờ khai rất tốn thời gian và nhân lực. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị cơ quan quản lý cho phép doanh nghiệp cộng gộp hóa đơn và làm tờ khai theo tuần để thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan.
Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, chưa có quy định về việc cộng gộp giá trị trong các tờ khai hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ cùng phản ánh, do đó, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ghi nhận và đề xuất lên cấp trên để có giải pháp điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.
Trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp về xác định định mức nguyên phụ liệu gia công, sản xuất xuất khẩu, ông Nguyễn Thanh Long cho biết, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp tự xây dựng định mức và chịu trách nhiệm về định mức của mình, thông báo định mức cho cơ quan Hải quan cùng với việc báo cáo quyết toán vào cuối năm.
Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ vào quy định định mức thực tế sử dụng để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xây dựng định mức đúng thực tế để giúp quá trình xem xét tính thuế, thanh lý hợp đồng của cơ quan Hải quan diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Đối với các trường hợp cá biệt được doanh nghiệp Hàn Quốc phản ánh như nhập khẩu thép phải chờ làm kiểm tra chuyên ngành tới 8 tháng hay vướng mắc về trị giá hải quan, ông Đinh Ngọc Thắng đề nghị, các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cho Cục Hải quan, ngay sau hội nghị đối thoại các bộ phận liên quan sẽ trực tiếp gặp gỡ doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm.
Lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp, phấn đấu rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hải quan từ 108 giờ xuống còn 70 giờ đối với hàng xuất khẩu và từ 138 giờ xuống còn 90 giờ đối với hàng nhập khẩu.
Song song đó, Cục Hải quan cũng rà soát danh mục kiểm tra chuyên ngành để tham mưu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất và kinh doanh.
Ông Yoon Yoo Young, Giám đốc Kotra tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, có khoảng 5.600 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
Riêng khu vực phía Nam có gần 2.900 doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc ghi nhận và giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp từ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đánh giá cao những kết quả mà Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hải quan.
Đồng thời mong muốn Hải quan thành phố tích cực kiến nghị điều chỉnh những bấp cập trong chính sách, văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu quản lý và phát triển kinh tế./.
Ông Đinh Ngọc Thắng, Cục trưởng Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng phòng Giám sát quản lý về hải quan đã giới thiệu những nội dung mới liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan của Việt Nam; trong đó, tập trung chủ yếu vào những điểm mới của Nghị định 59/2018/NĐ-CP và Thông tư 39/2018/TT-BTC (cùng có hiệu lực từ ngày 5/6/2018) so với các văn bản trước đó để doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện.
Song song đó, lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng trực tiếp giải đáp hơn 30 câu hỏi, vấn đề vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc liên quan tới tờ khai hải quan, các trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu, thủ tục kiểm tra chuyên ngành…
Đại diện doanh nghiệp đặt câu hỏi tại hội nghị. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Đại diện Công ty New - Hanam (Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, do đó, số đơn hàng được thực hiện theo giờ, mỗi ngày có rất nhiều hóa đơn. Theo như quy định hiện nay thì doanh nghiệp phải làm quá nhiều tờ khai rất tốn thời gian và nhân lực. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị cơ quan quản lý cho phép doanh nghiệp cộng gộp hóa đơn và làm tờ khai theo tuần để thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan.
Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, chưa có quy định về việc cộng gộp giá trị trong các tờ khai hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ cùng phản ánh, do đó, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ghi nhận và đề xuất lên cấp trên để có giải pháp điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.
Trả lời thắc mắc của các doanh nghiệp về xác định định mức nguyên phụ liệu gia công, sản xuất xuất khẩu, ông Nguyễn Thanh Long cho biết, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp tự xây dựng định mức và chịu trách nhiệm về định mức của mình, thông báo định mức cho cơ quan Hải quan cùng với việc báo cáo quyết toán vào cuối năm.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Xuân Anh – TTXVN |
Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ vào quy định định mức thực tế sử dụng để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần xây dựng định mức đúng thực tế để giúp quá trình xem xét tính thuế, thanh lý hợp đồng của cơ quan Hải quan diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
Đối với các trường hợp cá biệt được doanh nghiệp Hàn Quốc phản ánh như nhập khẩu thép phải chờ làm kiểm tra chuyên ngành tới 8 tháng hay vướng mắc về trị giá hải quan, ông Đinh Ngọc Thắng đề nghị, các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin cho Cục Hải quan, ngay sau hội nghị đối thoại các bộ phận liên quan sẽ trực tiếp gặp gỡ doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm.
Lãnh đạo Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cũng cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung tạo thuận lợi thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp, phấn đấu rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hải quan từ 108 giờ xuống còn 70 giờ đối với hàng xuất khẩu và từ 138 giờ xuống còn 90 giờ đối với hàng nhập khẩu.
Song song đó, Cục Hải quan cũng rà soát danh mục kiểm tra chuyên ngành để tham mưu Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất và kinh doanh.
Ông Lim Jae Hoon, Tổng Lãnh sự Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Ông Yoon Yoo Young, Giám đốc Kotra tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, có khoảng 5.600 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đóng góp 35% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
Riêng khu vực phía Nam có gần 2.900 doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc ghi nhận và giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp từ Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đánh giá cao những kết quả mà Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện thủ tục hải quan.
Đồng thời mong muốn Hải quan thành phố tích cực kiến nghị điều chỉnh những bấp cập trong chính sách, văn bản pháp luật hiện hành để đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu quản lý và phát triển kinh tế./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN