Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, Thông tư 33 ra đời nhằm giải quyết các tồn tại, mâu thuẫn, khó khăn, bất cập trước đây của các Thông tư cũ theo hướng có lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thông tư đã hướng dẫn rõ hơn đối với cách ghi giấy chứng nhận đối với hộ gia đình nhằm bảo đảm chặt chẽ về mặt pháp lý, cụ thể hơn về mặt chủ thể có quyền sử dụng đất. Điều này không tạo ra các khó khăn hay rào cản mà còn giảm những rủi ro cho người sử dụng đất, minh bạch về tài sản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên có chung quyền sử dụng đất trong hộ gia đình. Do vậy, quy định mới này không ảnh hưởng đến các thủ tục cấp "sổ đỏ" của Hà Nội. Trong thời gian chờ Thông tư 33 có hiệu lực, mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý, giao dịch đất đai vẫn triển khai thực hiện theo các văn bản, quy định hiện hành. "Dù có Thông tư 33 hay không có, Hà Nội vẫn đang thực hiện đúng Luật Đất đai 2013 và Thông tư 23/2014/TT- BTNMT về giấy chứng nhận, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân", ông Nghĩa khẳng định.
Cũng theo ông Nghĩa, Thông tư 33 hướng dẫn việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất đối với trường hợp cấp "sổ đỏ" cho hộ gia đình sử dụng đất. So với quy định cũ, Thông tư 33 đã bổ sung đối tượng "những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất". Song, việc ghi tên các thành viên trong gia đình vào "sổ đỏ" chung chỉ áp dụng đối với tài sản là của chung nhiều người trong gia đình. Trường hợp là tài sản chung của vợ và chồng sẽ ghi cả họ tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp cấp giấy chứng đối với đất là tài sản của cá nhân phải ghi họ tên của cá nhân đó...
Cũng liên quan đến việc áp dụng quy định mới ghi tên từng người trong gia đình vào "sổ đỏ" theo Thông tư 33 đang gây nhiều thắc mắc trong dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét lùi thời điểm áp dụng quy định này để có thời gian chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, đảm bảo tính khả thi và tránh phiền hà cho người dân.
Theo các chuyên gia, vấn đề mấu chốt cần xác định rõ là phương thức, cách thức cụ thể để nêu đầy đủ, chính xác những người có chung quyền sử dụng đất gồm cả phần quyền của mỗi người trong từng hộ gia đình. Đặc biệt, một số trường hợp như: cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; giải quyết đối với những giấy chứng nhận đã cấp trước đây chỉ ghi tên chủ hộ hoặc người đại diện khi có sự kiện pháp lý phát sinh liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển quyền sử dụng đất, thế chấp, thi hành án dân sự; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình; một hoặc các thành viên hộ gia đình yêu cầu, đề nghị ghi cụ thể tên thành viên có chung quyền sử dụng đất .
Cũng theo ông Nghĩa, Thông tư 33 hướng dẫn việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất đối với trường hợp cấp "sổ đỏ" cho hộ gia đình sử dụng đất. So với quy định cũ, Thông tư 33 đã bổ sung đối tượng "những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất". Song, việc ghi tên các thành viên trong gia đình vào "sổ đỏ" chung chỉ áp dụng đối với tài sản là của chung nhiều người trong gia đình. Trường hợp là tài sản chung của vợ và chồng sẽ ghi cả họ tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp cấp giấy chứng đối với đất là tài sản của cá nhân phải ghi họ tên của cá nhân đó...
Cũng liên quan đến việc áp dụng quy định mới ghi tên từng người trong gia đình vào "sổ đỏ" theo Thông tư 33 đang gây nhiều thắc mắc trong dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét lùi thời điểm áp dụng quy định này để có thời gian chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, đảm bảo tính khả thi và tránh phiền hà cho người dân.
Theo các chuyên gia, vấn đề mấu chốt cần xác định rõ là phương thức, cách thức cụ thể để nêu đầy đủ, chính xác những người có chung quyền sử dụng đất gồm cả phần quyền của mỗi người trong từng hộ gia đình. Đặc biệt, một số trường hợp như: cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; giải quyết đối với những giấy chứng nhận đã cấp trước đây chỉ ghi tên chủ hộ hoặc người đại diện khi có sự kiện pháp lý phát sinh liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển quyền sử dụng đất, thế chấp, thi hành án dân sự; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình; một hoặc các thành viên hộ gia đình yêu cầu, đề nghị ghi cụ thể tên thành viên có chung quyền sử dụng đất .
Minh Nghĩa