Sản xuất gốm sứ tại Bát Tràng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN |
Theo đó, phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP từ cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thực chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh…. Mặc dù, Hà Nội triển khai chương trình OCOP muộn hơn so với các tỉnh, thành phố khác nhưng dự kiến sẽ nâng cấp các sản phẩm hiện có để đạt tiêu chuẩn theo quy định. Do vậy, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm; trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố, 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định. Hà Nội thực hiện ít nhất 2 mô hình làng nghề gắn với du lịch; nâng cấp phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của thành phố (hn.check.net.vn), trang điện tử nongthonmoihanoi.gov.vn phục vụ quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP Hà Nội. Trước mắt, Chương trình OCOP của Hà Nội tập trung vào các nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, đồ lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn. Chương trình OCOP sẽ hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức tham gia OCOP đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất; thiết kế nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu; tiếp cận nguồn vốn, thuê chuyên gia tư vấn; liên kết, tiêu thụ sản phẩm... Hiện nay, Hà Nội có khoảng 7.200 sản phẩm, tương thích với 6 nhóm ngành hàng Chương trình OCOP, bao gồm: 2.881 sản phẩm thực phẩm (39,9%); 2.417 sản phẩm lưu niệm - nội thất - trang trí (33,5%); 1.396 sản phẩm vải và may mặc (19,3%)...
Nam Giang