Gương thanh niên đổi đời nhờ áp dụng công nghệ vào sản xuất ở Thanh Hóa

Anh Lê Trường Tùng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (ngoài cùng bên phải) đã xây dựng thành công mô hình áp dụng công nghệ cao và sản xuất dứa, ngô, cà chua đóng hộp xuất khẩu cho thu nhập 4 tỷ/năm. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Anh Lê Trường Tùng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (ngoài cùng bên phải) đã xây dựng thành công mô hình áp dụng công nghệ cao và sản xuất dứa, ngô, cà chua đóng hộp xuất khẩu cho thu nhập 4 tỷ/năm. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đi đầu trong phong trào khởi nghiệp, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để vươn lên làm giàu. Điển hình là anh Lê Trường Tùng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống và anh Hoàng Văn Tuấn, xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Đây là những nhân tố nổi bật đi đầu trong phát triển kinh tế, góp phần đưa phong trào khởi nghiệp xứ Thanh ngày càng phát triển hơn.

Chúng tôi có dịp về thăm mô hình áp dụng công nghệ cao vào sản xuất dứa, ngô, cà chua đóng hộp xuất khẩu của anh Lê Trường Tùng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống. Anh Tùng sinh ra trong một gia đình thuần nông, tốt nghiệp đại học, anh đi làm thuê ngoài Hà Nội. Trong những năm bôn ba xứ người, anh Tùng được đến các trang trại trồng các loại cây nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, cũng từ đây anh đã có ý tưởng xây dựng một mô hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ngay tại quê nhà.

Gương thanh niên đổi đời nhờ áp dụng công nghệ vào sản xuất ở Thanh Hóa ảnh 1Anh Lê Trường Tùng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (ngoài cùng bên phải) đã xây dựng thành công mô hình áp dụng công nghệ cao và sản xuất dứa, ngô, cà chua đóng hộp xuất khẩu cho thu nhập 4 tỷ/năm. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Năm 2017, anh quyết định về quê khởi nghiệp. Được Tỉnh đoàn Thanh Hóa hỗ trợ vay 1 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình khởi nghiệp, anh đã sử dụng vốn nhập các trang thiết bị, thuê nhân công, xây dựng nhà xưởng rộng 2.000 m2 để thực hiện mô hình áp dụng công nghệ cao và sản xuất dứa, ngô, cà chua đóng hộp xuất khẩu.

Mới vào nghề, chưa nhiều kinh nghiệm, anh gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm dứa đóng hộp làm ra không thể xuất bán do chưa có đầu ra. Kiên trì sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, dần dần người tiêu dùng đã ưa chuộng sản phẩm của anh làm ra.

Năm 2020, anh quyết định mở rộng sản xuất, anh xây dựng lại nhà xưởng rộng 5.000 m2, trồng thêm 5 ha dưa chuột và 40 ha cây dứa để lấy nguyên liệu sản xuất. Đồng thời áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, sản phẩm dứa được sơ chế sạch, ướp với đường bằng máy hiện đại, sau đó cho vào đóng hộp, tất cả các khâu đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gương thanh niên đổi đời nhờ áp dụng công nghệ vào sản xuất ở Thanh Hóa ảnh 2Anh Lê Trường Tùng, xã Trung Thành, huyện Nông Cống (ngoài cùng bên trái) đã xây dựng thành công mô hình áp dụng công nghệ cao và sản xuất dứa, ngô, cà chua đóng hộp xuất khẩu cho thu nhập 4 tỷ/năm. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó, hiện anh đã thành lập Công ty cổ phần chế biên nông sản Trung Thành. Sản phẩm của anh được bán ở thị trường trong nước và châu Á, châu Âu, thu nhập bình quân của gia đình anh đạt 4 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 80 thanh niên, người lao động với mức lương 6-9 triệu đồng/người/tháng.

Thời gian tới, anh Tùng sẽ phát triển thêm các vùng nguyên liệu, sản xuất ra các sản phẩm dứa, ngô, cà chua đóng hộp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường Pháp, Mỹ, Anh. Ngoài ra, anh cũng hỗ trợ đoàn viên học tập mô hình để các thanh niên phát triển kinh tế tốt hơn.

Gương thanh niên đổi đời nhờ áp dụng công nghệ vào sản xuất ở Thanh Hóa ảnh 3Anh Hoàng Văn Tuấn, xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa đã thực hiện mô hình trồng cây đào Xuân Du kết hợp trồng cây nho và cây rau má cho thu nhập 400 triệu/năm. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Anh Hoàng Văn Tuấn, xã Xuân Du, huyện Như Thanh cũng là một thanh niên dám nghĩ, dám làm. Sinh ra trong một gia đình nghèo, sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tuấn về quê tham gia công tác Đoàn. Thời điểm này, anh Tuấn nhận thấy địa phương có thế mạnh về trồng đào và phù hợp với việc áp dụng công nghệ cao vào trồng các loại cây, anh Tuấn tìm hiểu qua mạng intenet về cách trồng các loại cây nông nghiệp và học kỹ thuật trồng đào.

Năm 2017, anh Tuấn quyết định khởi nghiệp và được tỉnh Đoàn Thanh Hóa hỗ trợ vay 150 triệu từ nguồn vốn chương trình khởi nghiệp để thực hiện mô hình trồng cây đào Xuân Du kết hợp trồng cây nho và cây rau má xuất khẩu. Khi mới khởi nghiệp, anh gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm không có, nhiều giống cây bị chết, tuy nhiên anh vẫn kiên trì nhập thêm giống về trồng lại.

Năm 2020, anh Tuấn xây dựng thêm khu nhà màng trồng cây nho và trồng cây rau má an toàn, trồng 2.000 cây đào Xuân Du, kết hợp chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm. Với đức tính kiên trì và tinh thần ham học hỏi, anh đã vượt qua được khó khăn, các giống cây trồng, vật nuôi ngày càng phát triển, cho thu nhập cao

Hiện anh đang có 2 ha trồng cây đào, 5.000 m2 trồng cây nho an và cây rau má xuất khẩu, 800 con gà an toàn… cho thu nhập 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 7 lao động lương 4 triệu/người/tháng. Ngoài ra, với cương vị là Bí thư đoàn xã Xuân Du, anh Tuấn luôn năng nổ trong công tác Đoàn, thường xuyên tham gia xây dựng nông thôn mới, tặng quà cho người nghèo, tuyên truyền phòng dịch COVID-19… Đặc biệt, năm 2021 vừa qua anh Tuấn vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng.

Anh Trần Tiến Hưng, Phó Bí thư huyện đoàn Như Thanh cho biết: Tổng số vốn cấp tỉnh giao cho huyện Như Thanh hơn 2,3 tỷ, cho 34 đoàn viên, thanh niên vay vốn phát triển kinh tế. Nhìn chung, các mô hình thanh niên phát triển kinh tế đều cho hiệu quả cao từ 50 đến hàng trăm triệu/năm, trong đó có mô hình trồng đào Xuân Du kết hợp trồng cây nho, rau má an toàn xuất khẩu của anh Hoàng Văn Tuấn đang cho hiệu quả kinh tế cao và được các thanh niên trên địa bàn học hỏi để sau này khởi nghiệp.

Gương thanh niên đổi đời nhờ áp dụng công nghệ vào sản xuất ở Thanh Hóa ảnh 4Anh Hoàng Văn Tuấn, xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa thực hiện mô hình trồng cây đào Xuân Du kết hợp trồng cây nho và cây rau má cho thu nhập 400 triệu/năm. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Theo thống kê của tỉnh Đoàn Thanh Hóa, tỉnh có 475 mô hình, dự án được tiếp cận nguồn vốn vay từ các chương trình khởi nghiệp với nguồn vốn giải ngân là 40,7 tỷ đồng. Hiện Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã triển khai 3 nguồn vốn hỗ trợ thanh niên vay vốn lập nghiệp gồm: Đề án tín dụng ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp; nguồn vốn của quỹ quốc gia việc làm của Trung ương Đoàn và nguồn vốn giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa. Nhờ được tiếp cận những nguồn vốn vay, nhiều đoàn viên thanh niên đã xây dựng các mô hình phát kinh tế để vươn lên thoát nghèo.

Chị Phùng Tố Linh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa cho hay: Xác định phong trào đồng hành cũng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp là vấn đề trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, trong thời gian tới Ban Thường vụ tỉnh Đoàn Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên tuyền về phong trảo khởi nghiệp trong các cấp bộ đoàn và đoàn viên thanh niên, hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cho thanh niên. Đồng thời, tỉnh Đoàn cũng tổ chức cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên hàng năm, thực hiện việc tuyên truyền các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, mô hình Bí thư Chi đoàn tiên phong khởi nghiệp hiệu quả để từ đó nhân rộng để các thanh niên khác thực hiện theo. Qua đó, giúp các thanh niên có thêm nghị lực vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu ngay tại quê hương.

Nguyễn Nam

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm