Gia Lai ghi nhận thêm 1 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu ở huyện Ia Grai

Ngày 1/8, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, tại tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ghi nhận thêm 1 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, nâng tổng số ca mắc bệnh bạch hầu tại huyện Ia Grai lên 5 trường hợp. Hiện tổng số ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 31 trường hợp, tại 9 xã, thị trấn, thuộc các huyện Đak Đoa, Ia Grai và thành phố Pleiku, trong đó có 1 ca tử vong.

Gia Lai ghi nhan them 1 ca duong tinh voi vi khuan bach hau o huyen Ia Grai hinh anh 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tập trung điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Ảnh: TTXVN

Ngay sau khi phát hiện ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại tại tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha, ngành chức năng đã tiến hành lập chốt kiểm soát, phun khử khuẩn môi trường, khám sàng lọc và cấp thuốc điều trị dự phòng cho toàn bộ người dân nơi đây.

Tại các địa phương có ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, đến ngày 31/8, ngành Y tế đã tiến hành khám sàng lọc cho trên 10.000 người, cấp trên 91.000 liều kháng sinh điều trị dự phòng cho người dân. Hiện 4 xã Hải Yang, Đak Sơ Mei, Hnol (huyện Đak Đoa) và xã Ia O (huyện Ia Grai) đã triển khai xong chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu. Ngành Y tế đã lấy 114 mẫu xét nghiệm, trong đó có 64 mẫu âm tính, 31 mẫu dương tính, còn lại đang chờ kết quả. Ngoài ra, có 25 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu đã được điều trị khỏi và xuất viện; các trường hợp còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế, tình trạng sức khỏe đều ổn định.

Quang Thái

Tin liên quan

Cấp bách ứng phó, đẩy lùi dịch bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên (Bài cuối)

Để ứng phó với diễn biến dịch bệnh bạch hầu có xu hướng phát triển khó lường và dự báo sẽ có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, các tỉnh Tây Nguyên đang cấp bách triển khai các giải pháp để kiểm soát nhanh nhất dịch bệnh, không để lây lan diện rộng và hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp tử vong.


Cấp bách ứng phó, đẩy lùi dịch bệnh bạch hầu ở Tây Nguyên (Bài 1)

Thông tin từ Bộ Y tế, tính đến sáng 10/7, khu vực Tây Nguyên gồm 4 tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk đã xuất hiện dịch bệnh bạch hầu và 3 người đã tử vong vì dịch bệnh này. Theo các chuyên gia y tế, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, đúng cách. Hiện dịch bệnh có xu hướng phát triển khó lường và dự báo sẽ có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - “vùng lõm” về tiêm chủng. Trước tình hình này, phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài phản ánh về diễn biến và các giải pháp cấp bách ứng phó, đẩy lùi dịch bệnh bạch hầu ở các tỉnh Tây Nguyên.


Phát động chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu toàn khu vực Tây Nguyên

Chiều 9/7, tại thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai), Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân và Sở Y tế các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp phát động chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu trong toàn khu vực Tây Nguyên, nhằm ứng phó với tình hình bệnh bạch hầu đang diễn biến hết sức phức tạp. Dự kiến, sẽ có khoảng 10 triệu liều vắc-xin cung cấp cho 4 địa phương thực hiện chiến dịch với hơn 4,7 triệu người được tiêm chủng.



Đề xuất