Sau khi có thông tin chính thức về trường hợp bệnh nhi 11 tuổi (trú tại xóm Khau Noong, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) tử vong do bệnh bạch hầu, Sở Y tế Cao Bằng đã khẩn trương điều tra bệnh sử của bệnh nhân, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp khoanh vùng, phòng bệnh.
Chiều 11/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (huyện Mường Lát) đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu và nhiều trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh nêu trên.
Tối 7/8, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát Hà Thị Phúc cho biết, sau 3 ngày kể từ khi ghi nhận ca bệnh đầu tiên mắc bệnh bạch hầu, hiện ngành Y tế đã khống chế được ổ dịch bạch hầu tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát.
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có nguy cơ lây lan nhanh thành dịch trong cộng đồng. Thời gian qua tại Nghệ An đã có trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu và tại Bắc Giang đã có trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với bệnh nhân tử vong nêu trên.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, kết quả mẫu xét nghiệm của nữ bệnh nhân P.T.C (18 tuổi, trú bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn) tử vong ngày 5/7 cho thấy dương tính với bạch hầu. Một trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này cũng có kết quả dương tính.
Theo Bộ Y tế tại Hà Giang và Điện Biên tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp và đã ghi nhận ca tử vong. Trước diễn biến này, ngày 18/9/2023, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có các quyết định phân bổ vaccine sởi và vaccine DPT (vaccine ho gà-bạch hầu-uốn ván) để phục vụ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em cả nước.
Liên quan đến thông tin về thiếu vaccine sởi và vaccine DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tình trạng thiếu vaccine bắt đầu từ tháng 8.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh bạch hầu năm 2020 trước tình hình dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp trên địa bàn. Theo thống kê, từ tháng 6 đến tháng 10/2020, địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện một ca bệnh bạch hầu xâm nhập và 3 ca bệnh tại địa phương.
Chiều 15/10, ông Nguyễn Xuân Mến, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 5 trường hợp dương tính và 9 trường hợp nghi nhiễm bệnh bạch hầu.
Ngày 2/10, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có thêm một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Đó là một học sinh lớp 9, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đak Ta Ley, huyện Mang Yang. Bệnh nhân tử vong có bệnh nền tim bẩm sinh.
Chiều 11/9, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Lâm Đồng, cho biết: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh vừa thông báo kết quả xét nghiệm PCR của một bệnh nhân ở thôn Đa Tế, xã Đạ M'Rông, huyện Đam Rông (Lâm Đồng), theo đó, người này dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Ngày 10/9, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tôn Thị Ngọc Hạnh vừa ký kế hoạch tiêm bổ sung một số vắc xin cho trẻ em tại các vùng có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Theo đó, dự kiến sẽ có hơn 110.000 trẻ em được tiêm bổ sung, đảm bảo tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin ít nhất là 95%.
Ngày 4/9, ông Đinh Hà Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn huyện Chư Păh vừa phát hiện ba trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu, gồm: R.C.C (12 tuổi, trú tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông), R.C.L.(16 tuổi, trú tại làng Krai, thị trấn Phú Hòa), R.C.C (12 tuổi, trú tại làng Bloi, thị trấn Ia Ly). Hiện cả ba trường hợp này đều đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chư Păh.
Sáng 4/9, Ông Võ Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Các lực lượng chức năng đang khẩn trương khoanh vùng, dập dịch tại khu vực ca bệnh sinh sống.
Ngày 28/8, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết, toàn bộ 37 bệnh nhân tại tỉnh dương tính với vi khuẩn bạch hầu đều đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện. Tính đến ngày 28/8, tỉnh Đắk Nông có 27 ngày không ghi nhận ca bệnh mới dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Ngày 20/8, Sở Y tế tỉnh Gia Lai tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca dương tính với Corynebacterium diphtheriae - vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, tại làng Kutong, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai.
Ngày 14/8, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết: hiện bệnh bạch hầu đang có dấu hiệu gia tăng và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh với 33 ca bệnh được ghi nhận tại 13 xã của 5 huyện là Cư Kuin, Cư Mgar, Krông Bông, Lắk và M’Đrắk. Đặc biệt, hiện ghi nhận nhiều ca bệnh mắc bạch hầu nặng và công tác phòng, chống dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
Đến ngày 14/8, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 14 ca mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 5 ca ở hai thôn Bãi Hà Mới và Khe Hót thuộc xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh đều đã điều trị khỏi, 9 ca còn lại ở thôn Sông Ngân, xã Linh Trường, huyện Gio Linh đang được cách ly điều trị.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, trên địa bàn vừa ghi nhận ca mắc bạch hầu thứ 2. Bệnh nhân là trẻ 5 tuổi, ngụ tại tổ 2, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh (Bình Phước).
Ngày 1/8, Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, tại tổ dân phố 6, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ghi nhận thêm 1 ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu, nâng tổng số ca mắc bệnh bạch hầu tại huyện Ia Grai lên 5 trường hợp. Hiện tổng số ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai là 31 trường hợp, tại 9 xã, thị trấn, thuộc các huyện Đak Đoa, Ia Grai và thành phố Pleiku, trong đó có 1 ca tử vong.
Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, ngày 26/7, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại làng Đê Klanh, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa, nâng tổng số xã có ổ dịch bạch hầu lên 7 xã với 28 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu (1 trường hợp tử vong).
Phú Yên là địa phương giáp ranh với các tỉnh Tây Nguyên. Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Nông, Đắk Lắk, Kom Tum, Gia Lai, ngành y tế địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa.
Ngày 22/7, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, xác nhận: Sở Y tế tỉnh Gia Lai tiếp tục phát hiện thêm một ca dương tính với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) tại làng O, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai. Bệnh nhân là một bé trai tên Kso Khôi, 32 tháng tuổi, hiện đang được điều trị tại Bệnh viên Nhi Gia Lai với tình trạng sức khỏe ổn định.
Ngày 21/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, làm Trưởng đoàn, cùng với các Tổ công tác của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có buổi làm việc với đại diện ngành y tế các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum về công tác khám, điều trị bệnh bạch hầu.
Ngày 20/7, Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do Cục trưởng Đặng Quang Tấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế Đắk Lắk về công tác phòng chống bệnh bạch hầu và một số dịch bệnh khác.
Ngày 16/7, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai xác nhận, vừa phát hiện thêm một trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) tại làng O, xã Ia O, huyện biên giới Ia Grai (tỉnh Gia Lai). Theo đó, bệnh nhân tên là R. M N. (nữ, hơn 5 tuổi), hiện đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Nhi với tình trạng sức khỏe ổn định.
Chiều 15/7, thông tin từ ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, tính đến 16 giờ ngày 15/7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 9 ca mắc bệnh bạch hầu tại nhiều địa phương khác nhau.