Niềm vui trên thành phố trẻ
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, những ngày qua trên thành phố trẻ Đồng Xoài rộn ràng cờ hoa, cuộc sống người dân hào hứng hơn bao giờ hết, bởi bao nhiêu năm “khát vọng” giờ đã là công dân của thành phố. Đây là thành phố ra đời khá muộn so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhưng đối với người dân Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước đây là niềm vui, sự tự hào.
Ông Minh Hiền - Công dân thành phố Đồng Xoài chia sẻ: “Khi lên thành phố chắc chắn sẽ có sự thay đổi để bắt kịp xu hướng một thành phố năng động, thành phố hiện đại. Một địa phương muốn lên thành phố phải hội đủ các tiêu chuẩn và Đồng Xoài rất xứng đáng được lên thành phố như hôm nay”.
Ông Vương Quốc Quỳnh, Trưởng Văn phòng Luật sư tại thành phố Đồng Xoài – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước thì cho biết: “Đồng Xoài được công nhận lên thành phố, sự kỳ vọng của người dân đối với tới chính quyền sẽ rất lớn, nhất là những nỗ lực phấn đấu về tất cả các mặt như kinh tế - xã hội. Đặc biệt công tác cải cách thủ tục hành chính phải đáp ứng; các quy hoạch đô thị, khu vui chơi, khu thương mại phải làm sao xứng tầm với tiềm năng mà Bình Phước sẵn có và sánh ngang với các thành phố trẻ khác”.
Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi gần một năm qua người dân đã sống trong “rạo rực” với thị trường nhà đất tại Đồng Xoài. Trước thông tin Đồng Xoài được công nhận lên thành phố vào cuối năm 2018 đã đẩy giá đất tại đây tăng từ 2 đến 3 lần, thậm chí có những khu vực “sốt” giá đất tăng chóng mặt. Nhiều người dân cho biết, giá đất tăng trên mặt bằng chung trong cả nước là hợp lý, kéo theo giá trị chuyển dịch sang nhượng tạo ra thị trường kinh tế ngày càng phát triển trên vùng đất Đồng Xoài - vốn trước đây còn nhiều khó khăn và gian khổ.
Chị Phan Thị Thu Yến, ngụ tại phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài cho biết, hồi xưa ai đến Đồng Xoài đều sợ khổ, sợ nắng nóng và sợ đất đỏ miền xa. Giờ đây giá đất đã tăng cao và khu vực Đồng Xoài đổi thay nhanh chóng, nhiều con đường mở rộng, xây mới khang trang.
Theo chị Yến cách đây hai năm, đất Đồng Xoài có giá còn khá mềm, mỗi lô 300m2 có giá bán tầm 500-600 triệu đồng; nhưng nay những loại lô đất do nhà nước làm đường đều có giá bán 2,5-3 tỷ đồng/lô. Điều đó cho thấy, vùng đất Đồng Xoài tuy vốn “nổi tiếng” khó khăn, khổ sở nay đã chuyển mình phát triển theo kịp nhiều nơi nên đất mới có giá như các tỉnh, thành khác.
Có thể nói, từ một thị trấn nhỏ khi mới chia tách tỉnh Bình Dương – Bình Phước hồi năm 1997, đến nay Đồng Xoài đã chính thức trở thành một thành phố trẻ năng động, phát triển nhanh ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
Suốt thời gian qua, chính quyền và nhân dân Đồng Xoài đã nỗ lực phát triển đô thị để đạt nhiều tiêu chí theo quy định. Sự nỗ lực ấy đã mang lại kết quả, được các bộ, ngành trung ương chấp nhận nâng cấp từ thị xã lên hạng thành phố. Đáng kể nhất, hiện mức thu nhập bình quân đầu người của công dân thành phố Đồng Xoài là trên 78 triệu đồng/người/năm.
Tạo động lực mới cho Bình Phước phát triển
Việc ra đời thành phố Đồng Xoài với 8 đơn vị hành chính, trong đó có 6 phường và 2 xã sẽ tạo động lực mới cho tỉnh Bình Phước tiến lên trên đường “công nghiệp hóa - hiện đại hóa”.
Đánh giá về kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2018, bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh hoàn thành 20/22 chỉ tiêu theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế ước thực hiện cả năm 2018 ước tăng 7,2%, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,93%; dịch vụ tăng 6,45%; nông, lâm, thủy sản tăng 5,16%.
Sản xuất nông nghiệp đã vượt qua khó khăn và duy trì sự phát triển; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ. Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước ước cả năm đạt 7.658 tỉ đồng, tăng 27,3% so với năm 2017 và đạt 100% so với nghị quyết điều chỉnh của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh đảm bảo.
Nhìn thấy những chuyển dịch kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày càng được đánh giá cao; nhất là về lĩnh vực thu ngân sách được cho là tăng trưởng đều nhiều năm và với mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 tỉnh sẽ tự chủ được nguồn thu và chi nhân sách cho địa phương; hạn chế được việc lệ thuộc nguồn hỗ trợ ngân sách của Trung ương.
Những vận hội mới đang mở ra cho vùng đất Đồng Xoài và Bình Phước. Với vị trí thuận lợi về giao thương và hội tụ nhiều thế mạnh khác, thành phố trẻ này đang chuyển mình đổi thay từng ngày. Hiện Đồng Xoài là một trong ba địa phương trong tỉnh cũng đã tự chủ được thu ngân sách và chi thường xuyên cho phát triển của thành phố. Đó là kết quả mới cũng là nên tảng góp phần cho tỉnh nhà Bình Phước đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra trong tự chủ ngân sách vào thời gian tới.
Ông Lê Trường Sơn - Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài cho biết: Việc Đồng Xoài lên thành phố là tiền đề quan trọng để Đồng Xoài tiếp tục phát huy vai trò vị thế của đô thị trung tâm tỉnh lỵ, phấn đấu đưa thành phố trẻ nhất khu vực các tỉnh Đông Nam bộ tiến nhanh hơn nữa. Phát huy lợi thế và khai thác tiềm năng, thế mạnh của trung tâm tỉnh lỵ, Đồng Xoài luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Theo đó, tỷ lệ thương mại - dịch vụ của thị xã chiếm 52,6%; công nghiệp - xây dựng 39,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%. Đến nay, Đồng Xoài hình thành 4 khu công nghiệp được quy hoạch và xây dựng với diện tích trên 500 ha. Hiện đã có hàng chục dự án đầu tư vào 2 khu công nghiệp Đồng Xoài I và Đồng Xoài II đi vào hoạt động, thu hút hàng chục nghìn lao động. Bên cạnh đó, Đồng Xoài có hơn 500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hơn 4.600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ.
Ông Lê Trường Sơn còn cho biết: Thời gian tới thành phố sẽ tập trung nguồn lực để nâng tầm đô thị; trong đó tập trung vào quy hoạch hoàn thiện hệ thống giao thông. Cụ thể, các con đường đã quy hoạch với lộ giới 13m trở lên sẽ do thành phố và tỉnh đầu tư bằng nguồn ngân sách; còn đường dưới 13m thì nhà nước và nhân dân cùng làm. Với quyết tâm phải nâng tầm đô thị để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhất là nhu cầu của người dân.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước Trần Tuyết Minh, việc thành lập Thành phố Đồng Xoài sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của rhành phố Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
Bên cạnh đó, sau khi thành lập thành phố Đồng Xoài, tỉnh sẽ thực hiện nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu hàng đầu và lâu dài là xây dựng một “Thành phố thông minh”, với nền hành chính công phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng Xoài thành phố trẻ hôm nay - đánh dấu một mốc son trong quá trình xây dựng, mở ra thời kỳ mới tạo sức bật cho Bình Phước phát triển. Đây cũng là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước./.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, những ngày qua trên thành phố trẻ Đồng Xoài rộn ràng cờ hoa, cuộc sống người dân hào hứng hơn bao giờ hết, bởi bao nhiêu năm “khát vọng” giờ đã là công dân của thành phố. Đây là thành phố ra đời khá muộn so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhưng đối với người dân Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước đây là niềm vui, sự tự hào.
Một góc thành phố trẻ Đồng Xoài. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN |
Ông Minh Hiền - Công dân thành phố Đồng Xoài chia sẻ: “Khi lên thành phố chắc chắn sẽ có sự thay đổi để bắt kịp xu hướng một thành phố năng động, thành phố hiện đại. Một địa phương muốn lên thành phố phải hội đủ các tiêu chuẩn và Đồng Xoài rất xứng đáng được lên thành phố như hôm nay”.
Ông Vương Quốc Quỳnh, Trưởng Văn phòng Luật sư tại thành phố Đồng Xoài – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bình Phước thì cho biết: “Đồng Xoài được công nhận lên thành phố, sự kỳ vọng của người dân đối với tới chính quyền sẽ rất lớn, nhất là những nỗ lực phấn đấu về tất cả các mặt như kinh tế - xã hội. Đặc biệt công tác cải cách thủ tục hành chính phải đáp ứng; các quy hoạch đô thị, khu vui chơi, khu thương mại phải làm sao xứng tầm với tiềm năng mà Bình Phước sẵn có và sánh ngang với các thành phố trẻ khác”.
Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi gần một năm qua người dân đã sống trong “rạo rực” với thị trường nhà đất tại Đồng Xoài. Trước thông tin Đồng Xoài được công nhận lên thành phố vào cuối năm 2018 đã đẩy giá đất tại đây tăng từ 2 đến 3 lần, thậm chí có những khu vực “sốt” giá đất tăng chóng mặt. Nhiều người dân cho biết, giá đất tăng trên mặt bằng chung trong cả nước là hợp lý, kéo theo giá trị chuyển dịch sang nhượng tạo ra thị trường kinh tế ngày càng phát triển trên vùng đất Đồng Xoài - vốn trước đây còn nhiều khó khăn và gian khổ.
Chị Phan Thị Thu Yến, ngụ tại phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài cho biết, hồi xưa ai đến Đồng Xoài đều sợ khổ, sợ nắng nóng và sợ đất đỏ miền xa. Giờ đây giá đất đã tăng cao và khu vực Đồng Xoài đổi thay nhanh chóng, nhiều con đường mở rộng, xây mới khang trang.
Theo chị Yến cách đây hai năm, đất Đồng Xoài có giá còn khá mềm, mỗi lô 300m2 có giá bán tầm 500-600 triệu đồng; nhưng nay những loại lô đất do nhà nước làm đường đều có giá bán 2,5-3 tỷ đồng/lô. Điều đó cho thấy, vùng đất Đồng Xoài tuy vốn “nổi tiếng” khó khăn, khổ sở nay đã chuyển mình phát triển theo kịp nhiều nơi nên đất mới có giá như các tỉnh, thành khác.
Có thể nói, từ một thị trấn nhỏ khi mới chia tách tỉnh Bình Dương – Bình Phước hồi năm 1997, đến nay Đồng Xoài đã chính thức trở thành một thành phố trẻ năng động, phát triển nhanh ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ.
Suốt thời gian qua, chính quyền và nhân dân Đồng Xoài đã nỗ lực phát triển đô thị để đạt nhiều tiêu chí theo quy định. Sự nỗ lực ấy đã mang lại kết quả, được các bộ, ngành trung ương chấp nhận nâng cấp từ thị xã lên hạng thành phố. Đáng kể nhất, hiện mức thu nhập bình quân đầu người của công dân thành phố Đồng Xoài là trên 78 triệu đồng/người/năm.
Một góc thành phố trẻ Đồng Xoài. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN |
Tạo động lực mới cho Bình Phước phát triển
Việc ra đời thành phố Đồng Xoài với 8 đơn vị hành chính, trong đó có 6 phường và 2 xã sẽ tạo động lực mới cho tỉnh Bình Phước tiến lên trên đường “công nghiệp hóa - hiện đại hóa”.
Đánh giá về kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2018, bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh hoàn thành 20/22 chỉ tiêu theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra; tốc độ tăng trưởng kinh tế ước thực hiện cả năm 2018 ước tăng 7,2%, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 9,93%; dịch vụ tăng 6,45%; nông, lâm, thủy sản tăng 5,16%.
Sản xuất nông nghiệp đã vượt qua khó khăn và duy trì sự phát triển; chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ. Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước ước cả năm đạt 7.658 tỉ đồng, tăng 27,3% so với năm 2017 và đạt 100% so với nghị quyết điều chỉnh của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh đảm bảo.
Nhìn thấy những chuyển dịch kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước ngày càng được đánh giá cao; nhất là về lĩnh vực thu ngân sách được cho là tăng trưởng đều nhiều năm và với mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 tỉnh sẽ tự chủ được nguồn thu và chi nhân sách cho địa phương; hạn chế được việc lệ thuộc nguồn hỗ trợ ngân sách của Trung ương.
Những vận hội mới đang mở ra cho vùng đất Đồng Xoài và Bình Phước. Với vị trí thuận lợi về giao thương và hội tụ nhiều thế mạnh khác, thành phố trẻ này đang chuyển mình đổi thay từng ngày. Hiện Đồng Xoài là một trong ba địa phương trong tỉnh cũng đã tự chủ được thu ngân sách và chi thường xuyên cho phát triển của thành phố. Đó là kết quả mới cũng là nên tảng góp phần cho tỉnh nhà Bình Phước đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra trong tự chủ ngân sách vào thời gian tới.
Một góc thành phố trẻ Đồng Xoài. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN |
Ông Lê Trường Sơn - Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài cho biết: Việc Đồng Xoài lên thành phố là tiền đề quan trọng để Đồng Xoài tiếp tục phát huy vai trò vị thế của đô thị trung tâm tỉnh lỵ, phấn đấu đưa thành phố trẻ nhất khu vực các tỉnh Đông Nam bộ tiến nhanh hơn nữa. Phát huy lợi thế và khai thác tiềm năng, thế mạnh của trung tâm tỉnh lỵ, Đồng Xoài luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 16%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Theo đó, tỷ lệ thương mại - dịch vụ của thị xã chiếm 52,6%; công nghiệp - xây dựng 39,4%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8%. Đến nay, Đồng Xoài hình thành 4 khu công nghiệp được quy hoạch và xây dựng với diện tích trên 500 ha. Hiện đã có hàng chục dự án đầu tư vào 2 khu công nghiệp Đồng Xoài I và Đồng Xoài II đi vào hoạt động, thu hút hàng chục nghìn lao động. Bên cạnh đó, Đồng Xoài có hơn 500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hơn 4.600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ.
Ông Lê Trường Sơn còn cho biết: Thời gian tới thành phố sẽ tập trung nguồn lực để nâng tầm đô thị; trong đó tập trung vào quy hoạch hoàn thiện hệ thống giao thông. Cụ thể, các con đường đã quy hoạch với lộ giới 13m trở lên sẽ do thành phố và tỉnh đầu tư bằng nguồn ngân sách; còn đường dưới 13m thì nhà nước và nhân dân cùng làm. Với quyết tâm phải nâng tầm đô thị để kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhất là nhu cầu của người dân.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước Trần Tuyết Minh, việc thành lập Thành phố Đồng Xoài sẽ tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của rhành phố Đồng Xoài nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.
Bên cạnh đó, sau khi thành lập thành phố Đồng Xoài, tỉnh sẽ thực hiện nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu hàng đầu và lâu dài là xây dựng một “Thành phố thông minh”, với nền hành chính công phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Giới trẻ Đồng Xoài hào hứng “khát vọng” giờ đã là công dân của thành phố. Ảnh: Dương Chí Tưởng-TTXVN |
Đồng Xoài thành phố trẻ hôm nay - đánh dấu một mốc son trong quá trình xây dựng, mở ra thời kỳ mới tạo sức bật cho Bình Phước phát triển. Đây cũng là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước./.
Dương Chí Tưởng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN