Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc nằm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn chứa nhiều giá trị về tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Vùng đất biên cương “hồi sinh”

46 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - vùng đất biên cương của Tổ quốc đã “hồi sinh”, sầm uất, nhộn nhịp hơn xưa. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt - Trung phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Đồng Đăng của Lạng Sơn (Việt Nam) và Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra sôi động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân hai bên...

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tuyên Quang

Tết năm nay, đồng bào các dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang chào đón năm mới trong niềm vui, sự phấn khởi trước những đổi thay của quê hương. Cuộc sống người dân vùng khó khăn đang dần "thay da, đổi thịt", ấm no, đủ đầy hơn...

Chung tay đổi thay buôn làng

Chung tay đổi thay buôn làng

Mới đây, Bộ Công an, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh…

Trường tiểu học 30/4, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) được đầu tư, xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là địa phương có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Thời gian qua, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần…

UBND huyện Cù Lao Dung đầu tư xây dựng khu tái định cư cho người dân giải phóng mặt bằng cầu Đại Ngãi. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Đổi thay trên xã đảo từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) được xem là “hòn ngọc” ở cuối dòng Mê Công. Đây là địa phương biệt lập hoàn toàn với đất liền, có vị trí nằm giữa hai nhánh sông Hậu đổ ra Biển Đông, với 8 đơn vị hành chính (7 xã và 1 thị trấn). Các xã trên địa bàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đảo.

Người dân tộc thiểu số tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum là tỉnh có hơn 55% người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện để người dân làm kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum đã triển khai rộng khắp Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Hiệu quả cho thấy, người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư vào xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều ngôi nhà được xây dựng mới khang trang, sạch sẽ. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Sắc Xuân trên căn cứ địa cách mạng Mường Phăng

Mường Phăng địa danh đã đi vào lịch sử, nơi vị Đại tướng tài ba Võ Nguyên Giáp, chọn đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. 70 năm sau ngày chiến thắng, cuộc sống người dân vùng căn cứ cách mạng Mường Phăng xưa đã có nhiều khởi sắc. Một mùa Xuân no ấm đang về với bản làng nơi đây.

Giáo xứ Vinh Hòa, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã đóng góp 100% kinh phí xây dựng hơn 5 km đường nhựa và hệ thống mương thoát nước trên 5 tỷ đồng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh có đông đảo đồng bào theo đạo Công giáo (217.026 người, trong đó 56.000 đồng bào dân tộc thiểu số) và Tin lành (199.831 người, trong đó có 195.183 đồng bào dân tộc thiểu số). Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những chính sách thiết thực đã tạo điều kiện để đồng bào có đạo thực hiện quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi thay ở vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa

Đổi thay ở vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa

Đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 3.600 hộ với trên 19.500 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 44 bản, thuộc 10 xã biên giới thuộc 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa có sự quan tâm đặc biệt tới đời sống người dân nơi đây. Nhiều chương trình, dự án được triển khai. Các chính sách hỗ trợ, của Đảng, Nhà nước phát huy hiệu quả, giúp vùng đồng bào Mông thay da đổi thịt từng ngày.
Dâng hương tại lăng mộ Mẹ Tơm (tên thật là bà Nguyễn Thị Quyển). Ảnh: Hoa Mai – TTXVN

Đổi thay trên quê hương Mẹ Tơm

Xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nơi có Di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm đang đổi thay từng ngày. Hơn 80 năm trước, mẹ Tơm và những người thân trong gia đình đã nuôi giấu, che chở nhiều cán bộ của Đảng như đồng chí Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trần Quyết Thắng, Nguyễn Thị Thái, Hoàng Tiến Trình...
78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9: ATK Hiệp Hòa đổi thay từng ngày

78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9: ATK Hiệp Hòa đổi thay từng ngày

An toàn khu 2 (ATK 2), huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang bao gồm 16 xã, từng là nơi hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo Trung ương thời kỳ tiền khởi nghĩa (1940 - 1945). Phát huy truyền thống cách mạng nhân dân các xã ATK 2 Hiệp Hòa tiếp tục đạt nhiều thành tích trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Giờ học tiếng Khmer của trẻ em ở ấp Tầm Phô, xã Tân Đông, huyện Tân Châu (Tây Ninh). Ảnh: An Hiếu

Cuộc sống mới của đồng bào Khmer nơi biên giới Tây Ninh

Nhiều năm qua, tỉnh Tây Ninh đã triển khai đồng bộ các chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa, phát triển kinh tế... nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn định cuộc sống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở biên giới. Điển hình là sự thay đổi về đời sống vật chất và tinh thần của hơn 200 hộ đồng bào Khmer ở ấp Tầm Phô, xã Tân Đông, huyện Tân Châu tiếp giáp với biên giới Campuchia.
Xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa (Long An) được công nhận xã nông thôn mới nâng cao năm 2020. Ảnh: baolongan.vn

Đổi thay trên quê hương Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh

Mỹ Hạnh Nam là xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên của huyện Đức Hòa (Long An). Về xã Mỹ Hạnh Nam hôm nay, thấy những đổi thay từng ngày, những con đường mới khang trang, to đẹp. Ở đó, những người dân đang nỗ lực viết tiếp truyền thống, noi gương anh hùng Nguyễn Thị Hạnh, người con của vùng đất “Long An trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”.
Vượt qua nỗi đau, Sơn Mỹ đang đổi thay từng ngày

Vượt qua nỗi đau, Sơn Mỹ đang đổi thay từng ngày

55 năm sau vụ thảm sát Sơn Mỹ (16/3/1968 - 16/3/2023), người dân xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi không quên những nỗi đau nhưng đã biến đau thương thành động lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Đổi thay ở xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên tại Tuyên Quang

Đổi thay ở xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên tại Tuyên Quang

Sự quyết tâm, nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng lòng, chung sức của người dân đã đưa xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) trở thành điển hình của tỉnh trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Thái Bình là xã đầu tiên của Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (năm 2020) và cũng là địa phương đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tháng 8/2022).
Huyện miền núi Ba Tơ đổi thay sau 50 năm giải phóng

Huyện miền núi Ba Tơ đổi thay sau 50 năm giải phóng

Huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có bề dày lịch sử, cách mạng và văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Hre. 50 năm sau ngày giải phóng (30/10/1972 - 30/10/2022), vùng căn cứ địa cách mạng năm xưa nay đã khoác lên mình những gam màu tươi sáng, trên nền tảng kinh tế ổn định, phát triển bền vững.
Đến nay, 100% diện tích đất lúa ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) được cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Phan Thanh Cường

Đổi thay ở vùng quê nông thôn mới Bạc Liêu

Từ những cây cầu khỉ, đường đất “mưa lội sình, nắng hít bụi”, nhà cửa tuềnh toàng, những vùng quê nông thôn mới Bạc Liêu nay đã đổi thay với nhiều tuyến đường bê tông, nhà ngói và biệt thự vườn. Cuộc sống tươi đẹp hơn, người dân càng thêm gắn bó với quê hương…
Các tuyến đường giao thông được đầu tư tại xã Thới Thuận tạo thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Ngày mới trên xã biển Thới Thuận anh hùng

Trong những năm kháng chiến, xã Thới Thuận được xem là vùng căn cứ địa cách mạng tại khu vực huyện Bình Đại (Bến Tre). Dưới tán rừng đước, rừng mắm, các thế hệ chiến sĩ cùng nhân dân đấu tranh đến ngày giành độc lập. Sau 47 năm giải phóng, vùng đất xã biển Thới Thuận đã chuyển mình, đời sống người dân phát triển...
Một tuyến đường giao thông nông thôn. Ảnh : TTXVN

Xây dựng nông thôn mới giúp đời sống nông dân Kiên Giang đổi thay

Xây dựng nông thôn mới hiện đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn tỉnh Kiên Giang; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… ngày càng được đầu tư cơ bản, đồng bộ và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Chị Thị Hải (người dân tộc S’tiêng, sống tại khu định canh định cư làng 61) ngoài làm rẫy còn nuôi thêm lợn để tăng nguồn thu nhập. Ảnh: Sỹ Tuyên – TTXVN

Đổi thay ở làng định cư người dân tộc thiểu số Bình Phước

61 hộ người dân tộc, chủ yếu là đồng bào S’tiêng đã được Nhà nước xây nhà, cấp đất sản xuất để ổn định cuộc sống. Sau gần 10 năm định cư, nay “làng 61” đã thay da đổi thịt, trẻ em được đến trường, nhiều hộ đã vượt khó vươn lên làm giàu.
Xuân no ấm về trên xứ Mường

Xuân no ấm về trên xứ Mường

Một mùa Xuân mới đang về trên khắp đất trời Việt Nam. Hòa vào không khí mừng Xuân, mừng Đảng, mừng đất nước đổi mới, nhất là mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng vừa được tổ chức thành công, đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đang hân hoan chờ đón, tin tưởng vào tương lai quê hương đổi mới, phát triểt hơn cả về vật chất và văn hóa tinh thần.
Những đổi thay trên vùng đất khó

Những đổi thay trên vùng đất khó

Tỉnh Trà Vinh có tổng dân số hơn 1 triệu người, trong đó, đồng bào dân tộc Khmer chiếm gần 32%. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer là nhiệm vụ trọng tâm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Trà Vinh ưu tiên thực hiện. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào Khmer không ngừng được nâng lên, phum sóc ở Trà Vinh “thay da, đổi thịt” từng ngày.
Đổi thay ở xã nông thôn mới vùng sâu Đồng Tháp Mười

Đổi thay ở xã nông thôn mới vùng sâu Đồng Tháp Mười

Trở lại Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè trong dịp Tết dương lịch, ai cũng hân hoan, phấn khởi cùng niềm vui của người dân khi xã vừa được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới ngay đầu năm mới với nhiều kỳ vọng đổi thay. Trên những đường ngang, ngõ tắt tỏa đi khắp các xóm ấp, rợp trời cờ đỏ, nhà cửa đông vui, ruộng vườn xanh ngắt một màu, diện mạo của miền quê đang bừng lên sức sống.
Chè là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở Thanh Sơn (Phú Thọ). Ảnh: baophutho.vn

Nghị quyết “bám rễ” đất nghèo - Bản người Dao đổi mới

Trong tiết trời se lạnh, chúng tôi lại có dịp trở lại với các bản vùng cao của đồng bào người Dao ở Phú Thọ. Những con đường bê tông uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng dẫn vào từng bản; những ngôi nhà khang trang mọc lên như nấm… đã minh chứng cho sự thay đổi diện mạo của những bản người Dao nơi đây.
Xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) nhìn từ trên cao. Ảnh: Chu Hiệu

Đổi thay trên quê hương cách mạng Hà Quảng

Hà Quảng là huyện giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Phát huy truyền thống đó, với tinh thần "đoàn kết, đổi mới, phát triển", Hà Quảng đã triển khai hiệu quả các nguồn lực cho công tác giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào...
Lòng chảo Mường Thanh nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Tuấn Anh - DTMN

Đổi thay trên vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng

Trải qua 66 năm kể từ Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2020), với sự chung tay, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân cộng đồng các dân tộc Kinh, Thái, Mông…, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng thuộc thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên), nơi có Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đã có nhiều đổi thay, kinh tế - xã hội phát triển, số hộ nghèo giảm mạnh, đời sống của đồng bào ngày một ấm no.