Đổi thay ở vùng quê nông thôn mới Bạc Liêu

Từ những cây cầu khỉ, đường đất “mưa lội sình, nắng hít bụi”, nhà cửa tuềnh toàng, những vùng quê nông thôn mới Bạc Liêu nay đã đổi thay với nhiều tuyến đường bê tông, nhà ngói và biệt thự vườn. Cuộc sống tươi đẹp hơn, người dân càng thêm gắn bó với quê hương…

Doi thay o vung que nong thon moi Bac Lieu hinh anh 1Đến nay, 100% diện tích đất lúa ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) được cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Phan Thanh Cường

Từ một xã vùng sâu, vùng xa vào hạng nhất nhì của tỉnh Bạc Liêu, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân hôm nay đã chuyển mình rõ nét. Đó là những tuyến đường bê tông trải dài, hai bên phủ đầy hoa thơm, hàng rào cây xanh mát. Những ngôi nhà được xây dựng khang trang, bề thế, tạo nên ấn tượng về một vùng quê giàu đẹp.

Doi thay o vung que nong thon moi Bac Lieu hinh anh 2Đường giao thông ở những vùng quê nông thôn mới Bạc Liêu giờ đã được bê tông hóa, xanh - sạch - đẹp. Ảnh:Tuấn Kiệt

Đến xã NTM kiểu mẫu Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, dọc theo con đường vào ấp Bình Tốt A là những ngôi nhà đủ kiểu, từ hiện đại đến cổ kính nằm sau những hàng rào cây cảnh được chăm sóc kỹ lưỡng. Cảnh đẹp như tranh có thể khiến nhiều người ngẩn ngơ và thầm ước mơ được đến và sống tại đây. Đây là kết quả của một quá trình dài người dân Phước Long cùng chung tay xây dựng NTM. Ông Sử Công Hầu, một trong những “hạt nhân” của phong trào xây dựng NTM địa phương tự hào chia sẻ: Nhờ sự hỗ trợ của huyện, người dân ở ấp Bình Tốt A đã tích cực cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao như vú sữa, mít, xoài, mãng cầu, ổi…, đồng thời chung tay xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.

Doi thay o vung que nong thon moi Bac Lieu hinh anh 3Nhiều thư viện trường học ở những vùng quê nông thôn mới Bạc Liêu được quan tâm đầu tư với hàng trăm đầu sách phục vụ học sinh. Ảnh: Phan Thanh Cường

Cũng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu như xã Vĩnh Phú Tây, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân hôm nay giàu lên từng ngày. Năn, lát - những loại cỏ dại một thời ngự trị nơi đây giờ đã phải nhường chỗ cho con tôm - cây lúa và những biệt thự tiền tỷ. Thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt trên 75 triệu đồng/người/năm. Xã không còn hộ nghèo.

Doi thay o vung que nong thon moi Bac Lieu hinh anh 4Nông dân Bạc Liêu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, qua đó xây dựng thương hiệu nông sản Bạc Liêu. Ảnh: Tuấn Kiệt

Hơn 10 năm xây dựng NTM, Bạc Liêu có 49/49 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 16 xã NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu; có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là huyện Phước Long, thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi.

Doi thay o vung que nong thon moi Bac Lieu hinh anh 5Khai thác thế mạnh địa phương, tỉnh Bạc Liêu khuyến khích nông dân bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống, xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Phan Thanh Cường

Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa đô thị và nông thôn, Bạc Liêu phấn đấu đến năm 2025, có 42 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 15/49 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; phấn đấu thành phố Bạc Liêu cùng huyện Phước Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM kiểu mẫu.

Tuấn Kiệt – Phan Thanh Cường

Tin liên quan

Bạc Liêu bảo vệ, phát triển rừng theo hướng bảo tồn đa dạng sinh học kết hợp du lịch sinh thái

Hiện nay, Bạc Liêu đang giữ ổn định diện tích đất lâm phần đạt trên 7.800 ha (trong đó diện tích có rừng hơn 3.922 ha) và diện tích ngoài quy hoạch 3 loại rừng (diện tích có rừng trong mô hình tôm - rừng) gần 980 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 1,84%; tỷ lệ che phủ rừng, cây phân tán và cây lâu năm chiếm 11,47% diện tích tự nhiên. Tỉnh thực hiện nuôi dưỡng diện tích rừng sản xuất theo mô hình lâm - ngư kết hợp đã đến tuổi tỉa thưa để nâng cao chất lượng rừng, tăng khả năng phòng hộ.


Bạc Liêu thu hút đầu tư vào 5 lĩnh vực trọng điểm

Bạc Liêu luôn ưu tiên thu hút đầu tư, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào tỉnh với ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt. Đồng thời, cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nhân lực, cung cấp các dịch vụ tiện ích, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng để các nhà đầu tư nghiên cứu, đầu tư thành công, bền vững lâu dài.


Bạc Liêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc Khmer

Với hơn 17.000 hộ, trên 74.000 nhân khẩu, người Khmer chiếm 7,8% dân số của tỉnh Bạc Liêu. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các ngành, các cấp trong tỉnh luôn dành sự quan tâm, ưu tiên thực hiện đầy đủ, kịp thời các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước cho đồng bào dân tộc Khmer. Nhờ đó, đời sống của bà con không ngừng được nâng lên. Diện mạo phum sóc ngày càng khởi sắc, tạo nên sức sống mới ở các vùng có đông đồng bào dân tộc.


Nghề đan lục bình giúp nông dân Bạc Liêu cải thiện cuộc sống

Lục bình (còn gọi là bèo tây) là loài thực vật thủy sinh quen thuộc đối với cư dân sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Loài thực vật này từng bị xem là loài cỏ dại xâm lấn và gây hại cho đất, cản trở giao thông đường thủy. Tuy nhiên, khi người dân khoanh nuôi, làm nguyên liệu đan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu, lục bình đã giúp nhiều người cải thiện cuộc sống.


Bạc Liêu bảo vệ, phát triển rừng gắn với đảm bảo sinh kế cho người dân

Rừng phòng hộ ven biển Đông của tỉnh Bạc Liêu có chiều dài 56km, rộng 7.778 ha, gồm hai loại cây chủ yếu là mắm và đước. Diện tích không lớn nhưng rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường, hạn chế tác động bất lợi của nước biển dâng cao làm sạt lở, đe dọa hệ sinh thái và đa dạng sinh học.



Đề xuất