Người ta gọi là rắn mối bởi vì chúng thích ăn con mối. Thịt rắn mối thơm ngon, đậm đà, bổ dưỡng.
Già làng Đinh Văn Bớt (69 tuổi, trú tại thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang - Quảng Nam) cho hay, đồng bào bắt rắn mối từ các gốc, thân cây mục trong rừng về ngâm nước cho chết, thui qua lửa liu riu rồi cạo sạch vảy bằng que tre và mổ bụng nhẹ nhàng bỏ hết ruột, chỉ giữ lại hai lá mỡ úp bao thành bụng và mấy cái trứng non.
Họ cẩn thận không để cho chúng rụng đuôi, vì đuôi rắn mối là vị thuốc và có nhiều dinh dưỡng.
Rắn mối sau khi làm sạch có thể làm được nhiều món ngon lạ miệng... như nấu cháo, chiên giòn, nướng, luộc xé phay trộn rau răm, xào củ hành, xào lăn với rau sưng, lá lốt, sả, ớt, lá chanh non, đọt thiên niên kiện... Thịt rắn mối có màu trắng, vị ngọt béo, xương giòn.
Để nấu món cháo, người ta cho thịt rắn mối đã luộc xào sơ qua với hành tỏi, tiêu, nước mắm... Kế tiếp họ dùng nước luộc rắn mối bỏ gạo hoặc sắn vào nấu đến khi cháo nhừ thì bỏ thịt rắn mối đã xào vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
Đặc biệt, người Cơ Tu thường ướp rắn mối đã làm sạch với bột nêm, sau đó gói lại bằng lá non thiên niên kiện (pờ vân) và nướng liu riu trên than hồng.
Khi thịt chín, mở lá ra, mùi thịt rắn mối thơm thơm hòa quyện với hương lá thiên niên kiện bay ra nức mũi.
Ngoài ra, món ză zắ nấu bằng thịt rắn mối với lá lốt, tiêu rừng (amất) thơm ngon, độc đáo. Dụng cụ “nấu” món ză zắ là một ống nứa tươi và ngọn mây rừng (adương).
Ngọn mây được gọt bớt gai phía đầu, giữ nguyên phần gai ở đoạn cuối. Cho thịt rắn mối, lá lốt, lá tiêu rừng, đọt thiên niên kiện, ít muối, ớt vào ống nứa tươi, sau đó đưa ống nứa nướng đều trên lửa.
Vừa nướng vừa xoay ống nứa cho lửa cháy đều quanh ống nứa đồng thời tay phải cầm đoạn mây nói trên thọc xuống, kéo lên nhiều lần trong ống.
Khi đã chín, ống ză zắ bốc mùi thơm đặc biệt. Khi ăn, người ta dùng dao sắc vạt đầu ống nứa, dùng tay khéo léo vỗ nhẹ cho “hỗn hợp” nhuyển nhừ ra khỏi ống nứa đựng lên lá chuối tươi.
Thưởng thức món ză zắ sẽ thấy vị ngọt tự nhiên của thịt rắn mối hòa quyện với mùi thơm của lá lốt, tiêu rừng, vị cay của ớt mọi làm cho người ăn khó có thể quên được hương vị thơm ngon của món này trên núi rừng Trường Sơn hoang dã. Khi ăn, đồng bào thường “nhắm” với rượu tà vạt hay tr’đin.
Các bô lão người Cơ Tu cho biết, thịt rắn mối ăn rất hiền, là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ em suy dinh dưỡng, người già, người mới đau dậy, phụ nữ sau khi sinh… ăn rắn mối rất tốt.
Trẻ con, ban đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối khoảng vài chục con sẽ khỏi ngay.
Ngoài ra, các “sơn nữ” dùng mỡ rắn mối như một loại kem dưỡng da làm cho da mặt mịn màng, tươi sáng, luôn hồng bên ánh lửa trong những đêm lễ hội múa “tung tung za zá”.
Già làng Đinh Văn Bớt (69 tuổi, trú tại thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang - Quảng Nam) cho hay, đồng bào bắt rắn mối từ các gốc, thân cây mục trong rừng về ngâm nước cho chết, thui qua lửa liu riu rồi cạo sạch vảy bằng que tre và mổ bụng nhẹ nhàng bỏ hết ruột, chỉ giữ lại hai lá mỡ úp bao thành bụng và mấy cái trứng non.
Họ cẩn thận không để cho chúng rụng đuôi, vì đuôi rắn mối là vị thuốc và có nhiều dinh dưỡng.
Rắn mối sau khi làm sạch có thể làm được nhiều món ngon lạ miệng... như nấu cháo, chiên giòn, nướng, luộc xé phay trộn rau răm, xào củ hành, xào lăn với rau sưng, lá lốt, sả, ớt, lá chanh non, đọt thiên niên kiện... Thịt rắn mối có màu trắng, vị ngọt béo, xương giòn.
Để nấu món cháo, người ta cho thịt rắn mối đã luộc xào sơ qua với hành tỏi, tiêu, nước mắm... Kế tiếp họ dùng nước luộc rắn mối bỏ gạo hoặc sắn vào nấu đến khi cháo nhừ thì bỏ thịt rắn mối đã xào vào và nêm gia vị cho vừa ăn.
Đặc biệt, người Cơ Tu thường ướp rắn mối đã làm sạch với bột nêm, sau đó gói lại bằng lá non thiên niên kiện (pờ vân) và nướng liu riu trên than hồng.
Khi thịt chín, mở lá ra, mùi thịt rắn mối thơm thơm hòa quyện với hương lá thiên niên kiện bay ra nức mũi.
Trẻ em suy dinh dưỡng, người già, người mới đau dậy, phụ nữ sau khi sinh… ăn rắn mối rất tốt |
Ngoài ra, món ză zắ nấu bằng thịt rắn mối với lá lốt, tiêu rừng (amất) thơm ngon, độc đáo. Dụng cụ “nấu” món ză zắ là một ống nứa tươi và ngọn mây rừng (adương).
Ngọn mây được gọt bớt gai phía đầu, giữ nguyên phần gai ở đoạn cuối. Cho thịt rắn mối, lá lốt, lá tiêu rừng, đọt thiên niên kiện, ít muối, ớt vào ống nứa tươi, sau đó đưa ống nứa nướng đều trên lửa.
Vừa nướng vừa xoay ống nứa cho lửa cháy đều quanh ống nứa đồng thời tay phải cầm đoạn mây nói trên thọc xuống, kéo lên nhiều lần trong ống.
Khi đã chín, ống ză zắ bốc mùi thơm đặc biệt. Khi ăn, người ta dùng dao sắc vạt đầu ống nứa, dùng tay khéo léo vỗ nhẹ cho “hỗn hợp” nhuyển nhừ ra khỏi ống nứa đựng lên lá chuối tươi.
Thưởng thức món ză zắ sẽ thấy vị ngọt tự nhiên của thịt rắn mối hòa quyện với mùi thơm của lá lốt, tiêu rừng, vị cay của ớt mọi làm cho người ăn khó có thể quên được hương vị thơm ngon của món này trên núi rừng Trường Sơn hoang dã. Khi ăn, đồng bào thường “nhắm” với rượu tà vạt hay tr’đin.
Các bô lão người Cơ Tu cho biết, thịt rắn mối ăn rất hiền, là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trẻ em suy dinh dưỡng, người già, người mới đau dậy, phụ nữ sau khi sinh… ăn rắn mối rất tốt.
Trẻ con, ban đêm ngủ thở khò khè, cho ăn thịt rắn mối khoảng vài chục con sẽ khỏi ngay.
Ngoài ra, các “sơn nữ” dùng mỡ rắn mối như một loại kem dưỡng da làm cho da mặt mịn màng, tươi sáng, luôn hồng bên ánh lửa trong những đêm lễ hội múa “tung tung za zá”.
Theo baovinhlong.com.vn