Bài 2: Kiểm soát tốt dịch bệnh
"Gồng mình" chuẩn bị
Với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị các phương án tăng cường, mở rộng khu cách ly tập trung cũng như công tác hậu cần để đáp ứng yêu cầu về phòng dịch.
Theo dự kiến, trong những ngày tới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận khoảng 17.000 người Việt Nam trở về nước và có mong muốn được cách ly tại Thành phố. Để đảm bảo không bị lúng túng khi triển khai, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu các lực lượng cần tính toán lại các khu cách ly tập trung; khả năng đáp ứng về giường bệnh, bác sĩ, y tá, điều dưỡng và đội ngũ phục vụ, trang thiết bị…; lên phương án cụ thể từ tổng số giường, tổng số người tiếp nhận về theo lộ trình, điều phối khu nào tiếp nhận trước, khu nào tiếp nhận sau. Trước mắt là phát huy hết công suất khu cách ly tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Quận Thủ Đức).
Hiện nay, Sở Y tế phối hợp Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Du lịch, Đại học Quốc gia tổ chức các khu cách ly tập trung của thành phố tại các cơ sở quân đội, khách sạn, khu ký túc xá đại học với tổng quy mô đạt được 23.698 giường; 24 quận, huyện tổ chức cơ sở cách ly tập trung, tổng quy mô là 798 giường. Sở Công Thương phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Co.op) có phương án chuẩn bị cung ứng đủ nguồn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các khu cách ly và cho người dân trên địa bàn Thành phố trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.
Đến ngày 19/3, thành phố đã triển khai 1.000 giường cách ly tại Khu ký túc xá Đại học quốc gia, mỗi ngày Thành phố tiếp tục triển khai 2.000 giường đảm bảo cuối tuần triển khai 10.000 giường, đến ngày 27/3 đảm bảo triển khai xong 20.000 giường. Ông Nguyễn Thành Phong cho biết: Thành phố tiếp tục mở rộng quy mô các khu cách ly để có đủ diện tích bố trí giường cách ly riêng biệt, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly nếu có người nhiễm; chuẩn bị khu vực để cách ly riêng những trường hợp nghi nhiễm bệnh, không để lây lan trong khu cách ly.
Chia sẻ về việc sẵn sàng “nhường” khu ký túc xá cho Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đại học quốc gia thành phố sẵn sàng ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh trưng dụng Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc một phần khu ký túc xá để làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19. Hiện khu ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 40.000 gường.
Để đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực vật chất tham gia phục vụ việc cách ly phòng, chống dịch COVID-19, Sở Du lịch thành phố đang khẩn trương phối hợp Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong công tác vận động, khảo sát và lựa chọn các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố, đáp ứng các tiêu chí để cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tính đến ngày 19/3, thành phố có 7 khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) tại huyện Cần Giờ đủ điều kiện và sẵn sàng đón khách đến cách ly tập trung, có khả năng đáp ứng khoảng 342 trường hợp cần cách ly.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết: Thành phố đã chủ động trang bị 3.000 bộ xét nghiệm có độ nhạy cao để sàng lọc, tầm soát rộng những trường hợp nghi ngờ, trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh; tiếp tục trang bị thêm 10.000 bộ xét nghiệm trong tháng 3/2020 để tăng cường tầm soát người nghi ngờ ở các cơ sở, chẩn đoán người bệnh trong cộng đồng và xét nghiệm tầm soát rộng những người nghi nhiễm sau tiếp xúc gần với người bệnh, các trường hợp cách ly từ các chuyến bay từ vùng dịch các nước châu Âu, Mỹ, ASEAN.
Kiểm soát tốt các yếu tố dịch tễ
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù số ca bệnh đang tăng lên nhưng chủ yếu những ca bệnh này mang từ nước ngoài về, khả năng lây lan trong cộng đồng thấp. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 phân tích: Số ca bệnh đã và đang tăng nhanh bởi người Việt Nam ở nước ngoài đang ồ ạt về nước. Tuy nhiên, chúng ta đã làm rất tốt công tác khoanh vùng, cách ly ngay khi họ đặt chân về nước.
Điều này cho thấy công tác phòng, chống dịch của chúng ta đang đi đúng hướng. Khả năng xuất hiện các trường hợp lây bệnh cho cộng đồng như nữ công nhân 23 tuổi ở Vĩnh Phúc trở về từ Vũ Hán, lây cho 5 người, bệnh nhân số 17 ở Hà Nội lây cho 3 người thân, bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận lây cho 9 người… trong giai đoạn hiện nay là rất hiếm bởi Việt Nam đã có phương án ngăn chặn ngay từ đầu đối với các nguồn lây phát sinh sau này.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ 1 số ít trường hợp mắc bệnh tại Việt Nam lây bệnh cho người khác, đa số đều được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời không có lây lan. Hiện nay, trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản khoảng từ 2 - 3.
Riêng Việt Nam, theo tính toán chỉ số này hiện nay là 0,7. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này với số ca mắc hiện nay, và với những trường hợp mắc mà chúng ta kiểm soát được các yếu tố dịch tễ, chưa có sự lây lan không rõ nguồn gốc, chỉ số là 0,7. Nếu chỉ số này dưới 1 và khoảng 70-90% những người tiếp xúc được phân luồng, xử lý kịp thời, thì có thể nói là chúng ta đang kiểm soát được tình hình bệnh dịch.
Phân tích thêm về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ, người nhiễm virus SARS-CoV-2 trải qua 2 giai đoạn là ủ bệnh và phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân đó chưa có những triệu chứng nên việc phết hầu họng để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh nhân vẫn âm tính.
Trong thời gian này, bệnh nhân gần như không thể lây nhiễm cho người khác, vì chưa có virus phát tán ở hầu họng. Bệnh nhân chỉ lây nhiễm cho người khác khi đã phát bệnh, khi đó virus phát tán ra hầu họng. Vì vậy, để chắc chắn biết người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 có mắc bệnh hay không phải sau 14 ngày. Nếu sau 14 ngày, bệnh nhân đó xét nghiệm âm tính thì chắc chắn bệnh nhân đó không mắc COVID-19.
Theo các chuyên gia, để ngăn chặn sự lây lan bệnh trong cộng đồng rất cần ý thức của người Việt khi trở về quê hương, đồng thời cần có sự cảnh giác cao độ của mỗi người trong cộng đồng. Mỗi người phải nhận thức được nguy cơ của bản thân (có thể trở thành nguồn lây nhiễm F0, F1, F2) để phòng ngừa, tránh lây nhiễm cho người khác.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Chỉ cần vài người không có ý thức vì cộng đồng, trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch… hậu quả thật là khó lường.
“Sự thành công trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh không phải chỉ phụ thuộc vào chiến lược đúng đắn của Nhà nước, mà còn phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ, hành động của mỗi người dân. Lúc này, bảo vệ mọi người là bảo vệ chính mình”, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng nhấn mạnh./. (còn tiếp)
"Gồng mình" chuẩn bị
Với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị các phương án tăng cường, mở rộng khu cách ly tập trung cũng như công tác hậu cần để đáp ứng yêu cầu về phòng dịch.
Rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn cho người đến khám bệnh tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Hiện nay, Sở Y tế phối hợp Bộ Tư lệnh thành phố, Sở Du lịch, Đại học Quốc gia tổ chức các khu cách ly tập trung của thành phố tại các cơ sở quân đội, khách sạn, khu ký túc xá đại học với tổng quy mô đạt được 23.698 giường; 24 quận, huyện tổ chức cơ sở cách ly tập trung, tổng quy mô là 798 giường. Sở Công Thương phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố (Saigon Co.op) có phương án chuẩn bị cung ứng đủ nguồn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các khu cách ly và cho người dân trên địa bàn Thành phố trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.
Đến ngày 19/3, thành phố đã triển khai 1.000 giường cách ly tại Khu ký túc xá Đại học quốc gia, mỗi ngày Thành phố tiếp tục triển khai 2.000 giường đảm bảo cuối tuần triển khai 10.000 giường, đến ngày 27/3 đảm bảo triển khai xong 20.000 giường. Ông Nguyễn Thành Phong cho biết: Thành phố tiếp tục mở rộng quy mô các khu cách ly để có đủ diện tích bố trí giường cách ly riêng biệt, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly nếu có người nhiễm; chuẩn bị khu vực để cách ly riêng những trường hợp nghi nhiễm bệnh, không để lây lan trong khu cách ly.
Chia sẻ về việc sẵn sàng “nhường” khu ký túc xá cho Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Đại học quốc gia thành phố sẵn sàng ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh trưng dụng Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc một phần khu ký túc xá để làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19. Hiện khu ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 40.000 gường.
Để đáp ứng yêu cầu huy động nguồn lực vật chất tham gia phục vụ việc cách ly phòng, chống dịch COVID-19, Sở Du lịch thành phố đang khẩn trương phối hợp Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong công tác vận động, khảo sát và lựa chọn các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố, đáp ứng các tiêu chí để cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tính đến ngày 19/3, thành phố có 7 khách sạn, khu nghỉ dưỡng (resort) tại huyện Cần Giờ đủ điều kiện và sẵn sàng đón khách đến cách ly tập trung, có khả năng đáp ứng khoảng 342 trường hợp cần cách ly.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết: Thành phố đã chủ động trang bị 3.000 bộ xét nghiệm có độ nhạy cao để sàng lọc, tầm soát rộng những trường hợp nghi ngờ, trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh; tiếp tục trang bị thêm 10.000 bộ xét nghiệm trong tháng 3/2020 để tăng cường tầm soát người nghi ngờ ở các cơ sở, chẩn đoán người bệnh trong cộng đồng và xét nghiệm tầm soát rộng những người nghi nhiễm sau tiếp xúc gần với người bệnh, các trường hợp cách ly từ các chuyến bay từ vùng dịch các nước châu Âu, Mỹ, ASEAN.
Kiểm soát tốt các yếu tố dịch tễ
Theo các chuyên gia y tế, mặc dù số ca bệnh đang tăng lên nhưng chủ yếu những ca bệnh này mang từ nước ngoài về, khả năng lây lan trong cộng đồng thấp. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1 phân tích: Số ca bệnh đã và đang tăng nhanh bởi người Việt Nam ở nước ngoài đang ồ ạt về nước. Tuy nhiên, chúng ta đã làm rất tốt công tác khoanh vùng, cách ly ngay khi họ đặt chân về nước.
Đo thân nhiệt người đi khám bệnh tại Bệnh viện Gia An 115 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN |
Đồng tình với quan điểm này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ 1 số ít trường hợp mắc bệnh tại Việt Nam lây bệnh cho người khác, đa số đều được cách ly, kiểm soát, khoanh vùng xử lý ổ dịch kịp thời không có lây lan. Hiện nay, trên thế giới, chỉ số lây nhiễm cơ bản khoảng từ 2 - 3.
Riêng Việt Nam, theo tính toán chỉ số này hiện nay là 0,7. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn này với số ca mắc hiện nay, và với những trường hợp mắc mà chúng ta kiểm soát được các yếu tố dịch tễ, chưa có sự lây lan không rõ nguồn gốc, chỉ số là 0,7. Nếu chỉ số này dưới 1 và khoảng 70-90% những người tiếp xúc được phân luồng, xử lý kịp thời, thì có thể nói là chúng ta đang kiểm soát được tình hình bệnh dịch.
Phân tích thêm về nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ, người nhiễm virus SARS-CoV-2 trải qua 2 giai đoạn là ủ bệnh và phát bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân đó chưa có những triệu chứng nên việc phết hầu họng để lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh nhân vẫn âm tính.
Trong thời gian này, bệnh nhân gần như không thể lây nhiễm cho người khác, vì chưa có virus phát tán ở hầu họng. Bệnh nhân chỉ lây nhiễm cho người khác khi đã phát bệnh, khi đó virus phát tán ra hầu họng. Vì vậy, để chắc chắn biết người tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 có mắc bệnh hay không phải sau 14 ngày. Nếu sau 14 ngày, bệnh nhân đó xét nghiệm âm tính thì chắc chắn bệnh nhân đó không mắc COVID-19.
Theo các chuyên gia, để ngăn chặn sự lây lan bệnh trong cộng đồng rất cần ý thức của người Việt khi trở về quê hương, đồng thời cần có sự cảnh giác cao độ của mỗi người trong cộng đồng. Mỗi người phải nhận thức được nguy cơ của bản thân (có thể trở thành nguồn lây nhiễm F0, F1, F2) để phòng ngừa, tránh lây nhiễm cho người khác.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Chỉ cần vài người không có ý thức vì cộng đồng, trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch… hậu quả thật là khó lường.
“Sự thành công trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh không phải chỉ phụ thuộc vào chiến lược đúng đắn của Nhà nước, mà còn phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ, hành động của mỗi người dân. Lúc này, bảo vệ mọi người là bảo vệ chính mình”, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng nhấn mạnh./. (còn tiếp)
Hoàng Tuấn - Đinh Hằng
Bài cuối: Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
Bài cuối: Nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN