Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo quốc gia “Phát triển nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách”, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức ngày 5/10.
Nhiều ý kiến tại hội thảo nhận định, ngành Nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn những hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đồng bộ, khó kết nối với thị trường trong và ngoài nước; giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; thông tin về thị trường hạn chế. Những điều này ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, khó tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Sen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có lợi thế phát triển đa dạng các mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo để xuất khẩu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Tuy nhiên, đến nay, khu vực này này vẫn chưa phát triển xứng tầm, còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Để phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long cần thiết phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nông dân trong khu vực.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến sự phát triển trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được coi là khâu đột phá để thúc đẩy sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung vào công tác đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp cần được ưu tiên trong chiến lược phát triển.
Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho rằng, vùng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng về nước; đẩy mạnh liên kết vùng bởi đây là một trong những cơ sở quan trọng để vùng cơ cấu lại nền nông nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí và cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
Mặt khác, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững, có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản bởi đây là khâu có ý nghĩa quyết định đến giá trị, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.
Để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II cho rằng cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp và tạo cơ chế cho các hợp tác xã đóng vai trò “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị của mỗi ngành hàng nông sản trên mỗi vùng sinh thái nông nghiệp. Bởi thực tế, mặc dù đóng vai trò chủ thể quan trọng đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, nhưng các trang trại gia đình khó có thể tự giải quyết được các vấn đề liên quan đến thị trường, thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao và vốn sản xuất. Vì vậy, cần có vai trò “nhạc trưởng” của các doanh nghiệp và hợp tác xã bảo đảm cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra bằng công nghệ cao cho các trang trại./.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Nhiều ý kiến tại hội thảo nhận định, ngành Nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn những hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không đồng bộ, khó kết nối với thị trường trong và ngoài nước; giao thông ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; thông tin về thị trường hạn chế. Những điều này ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân, khó tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và doanh nghiệp trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Sen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có lợi thế phát triển đa dạng các mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo để xuất khẩu, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản. Tuy nhiên, đến nay, khu vực này này vẫn chưa phát triển xứng tầm, còn nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Để phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long cần thiết phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống nông dân trong khu vực.
Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Sen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách quốc gia phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến sự phát triển trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng là chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phải được coi là khâu đột phá để thúc đẩy sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung vào công tác đào tạo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp cần được ưu tiên trong chiến lược phát triển.
Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, đại diện nhóm nghiên cứu đến từ Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) cho rằng, vùng cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng về nước; đẩy mạnh liên kết vùng bởi đây là một trong những cơ sở quan trọng để vùng cơ cấu lại nền nông nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí và cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
Mặt khác, Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững, có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản bởi đây là khâu có ý nghĩa quyết định đến giá trị, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản.
Để phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II cho rằng cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp và tạo cơ chế cho các hợp tác xã đóng vai trò “nhạc trưởng” trong chuỗi giá trị của mỗi ngành hàng nông sản trên mỗi vùng sinh thái nông nghiệp. Bởi thực tế, mặc dù đóng vai trò chủ thể quan trọng đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, nhưng các trang trại gia đình khó có thể tự giải quyết được các vấn đề liên quan đến thị trường, thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao và vốn sản xuất. Vì vậy, cần có vai trò “nhạc trưởng” của các doanh nghiệp và hợp tác xã bảo đảm cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra bằng công nghệ cao cho các trang trại./.
Thu Hoài
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN