Ông Nguyễn Huy Phương, đại diện Văn phòng Biến đổi khí hậu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hiện thành phố có 10 lĩnh vực gồm quy hoạch, năng lượng, giao thông, công nghiệp, quản lý nước, quản lý chất thải, nông nghiệp, y tế, xây dựng, du lịch nằm trong kế hoạch thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư trong công tác giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường công tác quản lý và triển khai hoạt động giảm phát thải khí nhà kính.
Theo ông Nguyễn Huy Phương, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, trong đó đối với lĩnh vực giao thông là sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường cho xe buýt, thực hiện dự án xe buýt nhanh tuyến số 1, dự án xe buýt nhanh tuyến số 2; thực hiện thay đổi đèn đường sang đèn LED, sử dụng thiết bị phát sáng bằng năng lượng mặt trời trong lĩnh vực năng lượng; thực hiện các công nghệ phát điện từ chất thải tại bãi rác chôn lấp và thu khí sinh học từ phân gia súc trong lĩnh vực quản lý chất thải.
Nhấn mạnh về việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phương Mai - Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất: Cần có chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời ở mức độ công nghiệp, đồng thời khuyến khích các đơn vị đầu tư thực hiện các công trình điện năng tận dụng năng lượng tái tạo về giá bán điện phù hợp khi hòa vào lưới điện quốc gia.
Theo ông Makoto Kato, chuyên gia ngắn hạn của JICA: Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có thể thực hiện giảm phát thải khí nhà kính bằng cách giảm điện năng, nhiên liệu sử dụng trong các tòa nhà, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái các tòa nhà cao tầng; sử dụng xe buýt nhanh và đường sắt đô thị thay cho các phương tiện giao thông cá nhân. Đối với rác thải, thành phố và các địa phương cần tận dụng khí phát sinh tại bãi chôn lấp rác thải để sản xuất phân bón hữu cơ hoặc điện năng, thực hiện tái chế chất thải rắn đô thị.
Theo ông Makoto Kato, với sự hợp tác của JICA, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra những "công cụ" chính sách trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 để cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu quả tại các tòa nhà, hướng tới xây dựng một thành phố carbon thấp và phát triển bền vững. Ngoài ra, những nghiên cứu trong hợp phần “Đánh giá công nghệ carbon thấp” của dự án cũng sẽ cung cấp các thông tin nền tảng cho việc áp dụng các công nghệ phát thải thấp vào thực tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Đối với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đưa ra cam kết giai đoạn 2021-2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính tương đương khoảng 62 triệu tấn CO2 với nguồn lực trong nước trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp và chất thải.
Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đã cụ thể hóa 45 biện pháp giảm nhẹ thành hành động cụ thể và kết nối các hành động này với nguồn lực, công nghệ và các giải pháp cần thiết. Khi có quy chế cụ thể, đồng bộ số liệu về phát thải khí nhà kính, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước bắt buộc thực hiện giải pháp phù hợp để giảm phát thải khí nhà kính đến mức cho phép./.
Ông Makoto Kato, chuyên gia ngắn hạn của JICA trình bày những kết quả đạt được trong giữa kỳ thực hiện dự án. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Nhấn mạnh về việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phương Mai - Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất: Cần có chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời ở mức độ công nghiệp, đồng thời khuyến khích các đơn vị đầu tư thực hiện các công trình điện năng tận dụng năng lượng tái tạo về giá bán điện phù hợp khi hòa vào lưới điện quốc gia.
Đại diện JICA và Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì hội thảo. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Theo ông Makoto Kato, với sự hợp tác của JICA, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa ra những "công cụ" chính sách trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 để cải thiện việc sử dụng năng lượng hiệu quả tại các tòa nhà, hướng tới xây dựng một thành phố carbon thấp và phát triển bền vững. Ngoài ra, những nghiên cứu trong hợp phần “Đánh giá công nghệ carbon thấp” của dự án cũng sẽ cung cấp các thông tin nền tảng cho việc áp dụng các công nghệ phát thải thấp vào thực tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
Hội thảo báo cáo giữa kỳ Dự án SPI-NAMA. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Đối với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đưa ra cam kết giai đoạn 2021-2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính tương đương khoảng 62 triệu tấn CO2 với nguồn lực trong nước trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp và chất thải.
Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đã cụ thể hóa 45 biện pháp giảm nhẹ thành hành động cụ thể và kết nối các hành động này với nguồn lực, công nghệ và các giải pháp cần thiết. Khi có quy chế cụ thể, đồng bộ số liệu về phát thải khí nhà kính, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước bắt buộc thực hiện giải pháp phù hợp để giảm phát thải khí nhà kính đến mức cho phép./.
Nguyễn Xuân Dự
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN