Đây là đánh giá của ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình (2008 -2018) do Ban chỉ đạo công tác gia đình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 25/10.
Tại hội nghị, ông Lê Thanh Liêm biểu dương các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Công tác tuyên truyền pháp luật được triển khai quyết liệt ngay khi Luật được ban hành, có hiệu lực thi hành, duy trì tuyên truyền nhắc lại hằng năm. Thêm vào đó, các cấp, các ngành, địa phương đã lồng ghép hiệu quả việc tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình trong quá trình tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cụ thể hóa bằng các tiêu chuẩn văn hóa như các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…
Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số thành viên trong các gia đình ở thành phố chưa hiểu biết đầy đủ các giá trị văn hóa gia đình, văn hóa truyền thống. Trên địa bàn thành phố, tình trạng ly hôn, ly thân, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình có chiều hướng tăng. Số vụ bạo lực gia đình có giảm nhưng tính chất ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn…
Ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh, gia đình là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng; nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từng cấp và của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trong triển khai thực hiện luật và các văn bản liên quan đến gia đình.
Cùng với đó, các cấp, các ngành cần phát huy và nâng cao ý thức của người dân tại cộng đồng trong việc phát hiện, cung cấp thông tin và hỗ trợ tại chỗ khi xảy ra các vụ bạo lực gia đình; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và các đề án phòng, ngừa, hỗ trợ gia đình tại cộng đồng.
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình cần tiếp tục tập trung chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của thành phố và quận, huyện tham mưu UBND thành phố về các chương trình, kế hoạch, định hướng giải pháp triển khai có hiệu quả công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Thường trực Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2018, toàn thành phố xảy ra 1877 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực gia đình ở 19 quận nội thành là 1402 vụ (chiếm 74,7%), tại 5 huyện ngoại thành xảy ra 475 vụ (chiếm 25,3%). Nạn nhân nữ trong các vụ bạo lực gia đình chiếm hơn 86%, nạn nhân nam chiếm gần 14%. Thống kê theo loại hình, loại hình bạo lực gia đình, bạo lực thân thể chiếm đa số với 1152 vụ, tiếp đó là bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế…
Về công tác xử lý vi phạm, theo thống kê của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2009 đến 2016 có 963 vụ liên quan đến bạo lực gia đình với 981 người vi phạm pháp luật và 997 nạn nhân; trong đó có 783 vụ xử phạt hành chính với số tiền xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng…
Chia sẻ tại hội nghị, bà Lê Thị Phương, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng cần tăng cường nguồn lực về con người và cơ sở vật chất trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép công tác phòng, chống bạo lực gia đình với một số nhiệm vụ khác tại địa phương bằng nhiều hình thức sinh động, phù hợp với thực tế./.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm trao Bằng khen cho các tập thể. Nguồn: thanhuytphcm.vn |
Tại hội nghị, ông Lê Thanh Liêm biểu dương các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên. Công tác tuyên truyền pháp luật được triển khai quyết liệt ngay khi Luật được ban hành, có hiệu lực thi hành, duy trì tuyên truyền nhắc lại hằng năm. Thêm vào đó, các cấp, các ngành, địa phương đã lồng ghép hiệu quả việc tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình trong quá trình tuyên truyền, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, cụ thể hóa bằng các tiêu chuẩn văn hóa như các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…
Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số thành viên trong các gia đình ở thành phố chưa hiểu biết đầy đủ các giá trị văn hóa gia đình, văn hóa truyền thống. Trên địa bàn thành phố, tình trạng ly hôn, ly thân, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình có chiều hướng tăng. Số vụ bạo lực gia đình có giảm nhưng tính chất ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn…
Ông Lê Thanh Liêm nhấn mạnh, gia đình là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội. Do vậy, các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác gia đình nói chung và phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng; nâng cao trách nhiệm của từng ngành, từng cấp và của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trong triển khai thực hiện luật và các văn bản liên quan đến gia đình.
Cùng với đó, các cấp, các ngành cần phát huy và nâng cao ý thức của người dân tại cộng đồng trong việc phát hiện, cung cấp thông tin và hỗ trợ tại chỗ khi xảy ra các vụ bạo lực gia đình; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và các đề án phòng, ngừa, hỗ trợ gia đình tại cộng đồng.
Sở Văn hóa và Thể thao thành phố là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo công tác gia đình cần tiếp tục tập trung chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của thành phố và quận, huyện tham mưu UBND thành phố về các chương trình, kế hoạch, định hướng giải pháp triển khai có hiệu quả công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Báo cáo kết quả hoạt động 10 năm triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn, ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Thường trực Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2018, toàn thành phố xảy ra 1877 vụ bạo lực gia đình, trong đó số vụ bạo lực gia đình ở 19 quận nội thành là 1402 vụ (chiếm 74,7%), tại 5 huyện ngoại thành xảy ra 475 vụ (chiếm 25,3%). Nạn nhân nữ trong các vụ bạo lực gia đình chiếm hơn 86%, nạn nhân nam chiếm gần 14%. Thống kê theo loại hình, loại hình bạo lực gia đình, bạo lực thân thể chiếm đa số với 1152 vụ, tiếp đó là bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế…
Về công tác xử lý vi phạm, theo thống kê của Công an Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2009 đến 2016 có 963 vụ liên quan đến bạo lực gia đình với 981 người vi phạm pháp luật và 997 nạn nhân; trong đó có 783 vụ xử phạt hành chính với số tiền xử phạt hơn 1,2 tỷ đồng…
Chia sẻ tại hội nghị, bà Lê Thị Phương, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng cần tăng cường nguồn lực về con người và cơ sở vật chất trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép công tác phòng, chống bạo lực gia đình với một số nhiệm vụ khác tại địa phương bằng nhiều hình thức sinh động, phù hợp với thực tế./.
Gia Thuận
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN