Ông Nguyễn Tấn Phước, Phó Trưởng ban HEPZA cho biết, các dự án thu hút đầu vào các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn đạt hiệu quả cao, vốn đầu tư tăng mạnh là do cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, khu công nghiệp tiếp tục được nâng cấp, hoàn thiện. Ngoài ra, hệ thống dịch vụ giao thông vận tải trong và ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp cũng được kết nối liên tục, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa về các cảng biển, hàng không, các tỉnh thành khác nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các hồ sơ xuống còn 20 - 50% so với trước đây. Việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép đầu tư đã thực hiện thông qua cơ chế một cửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới nhanh chóng đi vào sản xuất, kinh doanh.
Ông Lê Hồng Tươi, Phó Trưởng phòng Hỗ trợ và Giám sát hoạt động đầu tư, HEPZA cho biết, Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 55%) với 3 dự án lớn có giá trị trên 50 triệu USD, tiếp theo là các nhà đầu tư đến từ Đài Loan và Nhật Bản. Các dự án đầu tư lớn vẫn tập trung ở các nhóm ngành như thực phẩm, công nghiệp phụ trợ dệt may, dịch vụ, cơ khí…
Theo ông Lê Hồng Tươi, ngoài lợi thế là trung tâm kinh tế của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo đó, nửa cuối năm 2017 và các năm tiếp theo, các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng nhà xưởng; khuyến khích các công ty phát triển hạ tầng tham gia tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, nhà xưởng cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ tích cực triển khai các chương trình kết nối ngân hàng, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện hữu. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp mới, hướng đến hoàn thành và vượt mục tiêu thu hút đầu tư cả năm đạt 500 triệu USD.
Tính đến nay, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn 1.461 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 9,7 tỷ USD. Trong đó, có 551 dự án dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng kí đạt 5,5 tỷ USD; 910 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng kí đạt gần 62.500 tỷ đồng./.
Ảnh tư liệu: Ngày 19/2/2014, lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án tại các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 221,6 triệu USD và 285,8 tỉ đồng. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN |
Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các hồ sơ xuống còn 20 - 50% so với trước đây. Việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép đầu tư đã thực hiện thông qua cơ chế một cửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mới nhanh chóng đi vào sản xuất, kinh doanh.
Ông Lê Hồng Tươi, Phó Trưởng phòng Hỗ trợ và Giám sát hoạt động đầu tư, HEPZA cho biết, Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 55%) với 3 dự án lớn có giá trị trên 50 triệu USD, tiếp theo là các nhà đầu tư đến từ Đài Loan và Nhật Bản. Các dự án đầu tư lớn vẫn tập trung ở các nhóm ngành như thực phẩm, công nghiệp phụ trợ dệt may, dịch vụ, cơ khí…
Theo ông Lê Hồng Tươi, ngoài lợi thế là trung tâm kinh tế của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo đó, nửa cuối năm 2017 và các năm tiếp theo, các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung thúc đẩy tiến độ xây dựng nhà xưởng; khuyến khích các công ty phát triển hạ tầng tham gia tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, nhà xưởng cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ tích cực triển khai các chương trình kết nối ngân hàng, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp hiện hữu. Đồng thời, thu hút các doanh nghiệp mới, hướng đến hoàn thành và vượt mục tiêu thu hút đầu tư cả năm đạt 500 triệu USD.
Tính đến nay, tại các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh còn 1.461 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 9,7 tỷ USD. Trong đó, có 551 dự án dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng kí đạt 5,5 tỷ USD; 910 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng kí đạt gần 62.500 tỷ đồng./.
TTXVN/Báo ảnh Dân tộc và Miền núi