Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án
Đây là vụ kiện phức tạp, kéo dài giữa Vinasun và Grab. Sau 3 lần tạm dừng và hoãn phiên tòa để các bên bổ sung chứng cứ, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở lại phiên xét xử vào ngày 17/10 vừa qua.
Theo đơn khởi kiện của Vinasun, Grab hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, tức cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải, nhưng Vinasun cho rằng trên thực tế Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.
Từ đó, Vinasun cho rằng Grab thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đánh tráo khái niệm, gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận của Vinasun nên hãng khởi kiện, yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại 41,2 tỷ đồng.
Ngược lại, Grab khẳng định hình thức kinh doanh của Grab chỉ là “cung ứng phần mềm kết nối giữa lái xe và khách hàng”. Grab đề nghị tòa đình chỉ vụ án hoặc bác yêu cầu khởi kiện của Vinasun.
Đại diện Viện Kiểm sát, kiểm sát viên Phan Ngọc Khanh khẳng định, thẩm quyền giải quyết vụ kiện này hoàn toàn thuộc về Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải không phải là đối tượng khởi kiện trong vụ án này nên việc bị đơn cho rằng vụ án không thuộc thẩm quyền của tòa, chỉ là khiếu kiện hành chính là không phù hợp. Việc Grab đề nghị đưa Bộ Giao thông Vận tải vào tham gia tố tụng là không cần thiết.
Viện Kiểm sát nêu quan điểm
Về nội dung vụ án, quan điểm của Viện Kiểm sát là chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng cho Vinasun và phải bồi thường một lần.
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, có đủ cơ sở xác định Grab là chủ doanh nghiệp thực thụ trong việc kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Cụ thể, theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, Grab là đơn vị cung ứng phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải nhưng trong thực tế hoạt động và quá trình xét hỏi, tranh luận tại tòa, Grab không đơn thuần là đơn vị kết nối, bán phần mềm.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, Grab lợi dụng Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải để điều hành trọn vẹn một quy trình kinh doanh vận tải taxi, tương tự Vinasun.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu (đã thay đổi lần thứ 6 ngày 23/5/2018) và cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, cũng như tại điều lệ của Grab thì đều thể hiện ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp này là “vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)”.
Grab đã lợi dụng việc thí điểm, trực tiếp kinh doanh; trực tiếp điều hành xe; chỉ định tài xế đón khách; quyết định giá cước và điều chỉnh tăng giảm giá cước; thu tiền trực tiếp từ khách hàng thông qua thẻ tín dụng; tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại; trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình Grab của tài xế, ban hành các quy định thưởng/phạt tài xế; kết nối với ngân hàng để giúp tài xế vay 90% giá trị xe và mua bảo hiểm tai nạn tự nguyện cho hành khách và tài xế.
Ngoài ra, căn cứ các vi bằng đã lập đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Grab, Grab có hành vi khuyến mại trái quy định gồm: “tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá vượt quá 90 ngày/năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày”. Đồng thời, Grab đã vi phạm khi không bảo mật thông tin của khách hàng; ký hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp ngoài địa bàn được thí điểm.
Từ những vi phạm pháp luật trên, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Grab đã gây thiệt hại cho Vinasun về giảm lợi nhuận và chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Dự kiến, Tòa án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này vào ngày 29/10./.
Đây là vụ kiện phức tạp, kéo dài giữa Vinasun và Grab. Sau 3 lần tạm dừng và hoãn phiên tòa để các bên bổ sung chứng cứ, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở lại phiên xét xử vào ngày 17/10 vừa qua.
Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Nguyễn Thành Chung - TTXVN |
Theo đơn khởi kiện của Vinasun, Grab hoạt động tại thị trường Việt Nam thông qua Quyết định 24/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2016 của Bộ Giao thông Vận tải về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, tức cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải, nhưng Vinasun cho rằng trên thực tế Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.
Từ đó, Vinasun cho rằng Grab thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đánh tráo khái niệm, gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận của Vinasun nên hãng khởi kiện, yêu cầu Grab bồi thường thiệt hại 41,2 tỷ đồng.
Ngược lại, Grab khẳng định hình thức kinh doanh của Grab chỉ là “cung ứng phần mềm kết nối giữa lái xe và khách hàng”. Grab đề nghị tòa đình chỉ vụ án hoặc bác yêu cầu khởi kiện của Vinasun.
Đại diện Viện Kiểm sát, kiểm sát viên Phan Ngọc Khanh khẳng định, thẩm quyền giải quyết vụ kiện này hoàn toàn thuộc về Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải không phải là đối tượng khởi kiện trong vụ án này nên việc bị đơn cho rằng vụ án không thuộc thẩm quyền của tòa, chỉ là khiếu kiện hành chính là không phù hợp. Việc Grab đề nghị đưa Bộ Giao thông Vận tải vào tham gia tố tụng là không cần thiết.
Viện Kiểm sát nêu quan điểm
Về nội dung vụ án, quan điểm của Viện Kiểm sát là chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng cho Vinasun và phải bồi thường một lần.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu quan điểm về vụ kiện. Ảnh: Thành Chung - TTXVN |
Đại diện Viện Kiểm sát khẳng định, có đủ cơ sở xác định Grab là chủ doanh nghiệp thực thụ trong việc kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi. Cụ thể, theo Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, Grab là đơn vị cung ứng phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải nhưng trong thực tế hoạt động và quá trình xét hỏi, tranh luận tại tòa, Grab không đơn thuần là đơn vị kết nối, bán phần mềm.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, Grab lợi dụng Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải để điều hành trọn vẹn một quy trình kinh doanh vận tải taxi, tương tự Vinasun.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu (đã thay đổi lần thứ 6 ngày 23/5/2018) và cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, cũng như tại điều lệ của Grab thì đều thể hiện ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp này là “vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ xe buýt)”.
Grab đã lợi dụng việc thí điểm, trực tiếp kinh doanh; trực tiếp điều hành xe; chỉ định tài xế đón khách; quyết định giá cước và điều chỉnh tăng giảm giá cước; thu tiền trực tiếp từ khách hàng thông qua thẻ tín dụng; tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại; trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình Grab của tài xế, ban hành các quy định thưởng/phạt tài xế; kết nối với ngân hàng để giúp tài xế vay 90% giá trị xe và mua bảo hiểm tai nạn tự nguyện cho hành khách và tài xế.
Ngoài ra, căn cứ các vi bằng đã lập đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Grab, Grab có hành vi khuyến mại trái quy định gồm: “tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá vượt quá 90 ngày/năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 ngày”. Đồng thời, Grab đã vi phạm khi không bảo mật thông tin của khách hàng; ký hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp ngoài địa bàn được thí điểm.
Từ những vi phạm pháp luật trên, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Grab đã gây thiệt hại cho Vinasun về giảm lợi nhuận và chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Dự kiến, Tòa án sẽ ra phán quyết về vụ kiện này vào ngày 29/10./.
Nguyễn Chung
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN