Đặc sản trái cây Sapoche Mặc Bắc

Đặc sản trái cây Sapoche Mặc Bắc
Tỉnh Tiền Giang có khoảng 68 nghìn ha cây ăn quả, dẫn đầu các địa phương trong toàn quốc. Nơi đây, bên cạnh vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo… còn có một loại trái cây đặc sản khác đó là Sapoche Mặc Bắc (hồng xiêm).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Huyện Châu Thành có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapoche, lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Diện tích Sapoche trồng tập trung tại các xã nằm ven sông Tiền, phía nam huyện Châu Thành như Bàn Long, Kim Sơn, Phú Phong, Song Thuận... trong đó riêng xã Kim Sơn chiếm nhiều nhất với trên 600 ha. Sapoche có nhiều giống, phổ biến nhất là giống Mặc Bắc cho năng suất cao, trồng bằng nhánh chiết, chỉ sau 2 năm đã cho trái bói và 4 năm trở đi năng suất ổn định, bình quân đạt 20 tấn/ ha, cá biệt có thể đạt 30 tấn/ha/năm trở lên. Giống Sapoche Mặc Bắc còn có ưu điểm là cho trái rải vụ gần như quanh năm nên tránh được tình trạng trúng mùa, dội chợ khi trái cây Nam bộ vào chính vụ thu hoạch.
Việc chăm sóc trái sapoche này khá đơn giản, chủ yếu dùng phân hữu cơ, phân vi sinh như phân chuồng ủ hoai, cần tạo độ thông thoáng cho cây phát triển, hạn chế các đối tượng gây hại, nhất là rệp sáp và rầy phấn trắng thì cây sẽ luôn phát triển tốt, cho quả nhiều, to, thơm ngon. Cây sapoche cho trái quanh năm, cứ nửa tháng đến 20 ngày lại thu hoạch một lần nhưng thời điểm thu hoạch cao điểm là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Năng suất sapoche bình quân đạt 20 tấn/ha/năm, giá bán buôn bình quân tại vườn là từ 14.000 – 15.000đ/kg, những năm gần đây, cao điểm có lúc lên đến 20.000đ/kg. Với mức giá này, nông dân thu lợi nhuận khoảng 120-150 triệu đồng/ha. Có đến xã Kim Sơn giờ đây mới thấy những vườn cây sapoche bạt ngàn trải rộng, vườn cây nối tiếp vườn cây che phủ bóng mát trên những tuyến đường bê tông dẫn vào ấp. Nhà cửa dần thay đổi, đời sống của người dân đã được nâng cao rõ rệt. Cây sapoche đang là loài cây mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực giúp nông dân có nguồn thu nhập ổn định và bền vững, tạo dựng cơ nghiệp vững vàng.
Theo tài liệu của Trung tâm khuyến nông của tỉnh Tiền Giang, giống sapoche Mặc Bắc có thân cao, tán rộng hơn sapoche Xiêm, lá cây màu xanh nhạt, nhỏ, trái to nặng khoảng 200-300g; thịt trái mịn, thơm, hơi nhão và lạt hơn sapoche Xiêm. Giống sapoche này phát triển nhanh, mau cho trái và cho năng suất cao hơn sapoche Xiêm. Hiện nay, giống sapoche Mặc Bắc được người dân rất ưa chuộng. Trái sapoche Mặc Bắc khi chín có vị ngọt dịu, mùi thơm nhẹ, mát, dễ tan, rất có ích cho người già, trẻ em, người có bệnh dạ dày và đường ruột. Trái có hàm lượng Vitamin C từ 8,9-44,1 mg/100g; axít từ 0,09-0,15%; PH từ 5-5,3; đường tổng số từ 11,14-20,43%,...
Để phát triển bền vững cây Sapoche đặc sản, huyện Châu Thành đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất, góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội. Tổ hợp tác Sapo Mặc Bắc Kim Sơn được thành lập từ cuối năm 2011 với tổng số thành viên là 33 người, tham gia sản xuất trên diện tích 12ha. Ngày 08/1/2016, sapoche Mặc Bắc đã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO cấp giấy chứng nhận VietGAP số VietGAP-TT-13-04-82-0020 cho diện tích 12ha. Đây thực sự là nỗ lực nhằm khẳng định thương hiệu, nâng khả năng cạnh tranh của trái sapoche Mặc Bắc Tiền Giang trên thị trường.
Theo baoangiang.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, người làm miến ở Chi Lăng không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cây quế Yên Bái được chế biến thành 50 loại sản phẩm, trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. Ảnh: TTXVN phát

Yên Bái xây dựng kênh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế

Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế. Đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng quế xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế ở Yên Bái.

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Tỉnh Hải Dương với hàng chục nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trở lại đây. Nghề truyền thống không những giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương mà còn đem lại nhiều tác phẩm cũng như vật dụng thiết thực trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một nếu không có giải pháp thiết thực để bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống này.

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 220 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Tỉnh đang tập trung rà soát, hỗ trợ các sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao để trình Trung ương công nhận nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra.

Với hơn 72 km bờ biển, có các cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, Sóc Trăng hiện là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Ảnh: An Hiếu

Khởi sắc kinh tế vùng ven biển Sóc Trăng

Nằm cuối lưu vực sông Hậu, Sóc Trăng là địa phương có vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, chiều dài bờ biển trên 72 km với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Đây là lợi thế không chỉ ở vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh mà còn là ở tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ”, có gần 200 hộ sản xuất, chủ yếu là khô cá lóc, sản lượng bình quân đạt hơn 608 tấn cá khô/năm. Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm. Sau khi nước lũ rút, làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ nhộn nhịp, chuần bị số lượng lớn khô phục vụ tết 2025.

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là làng nghề có truyền thống gần 400 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những ngày này, các cơ sở sản xuất ở làng mộc Thái Yên đang khẩn trương sản xuất các đơn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Người dân khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem cây vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu gắn với phát triển mô hình sinh kế.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Các đội thi thể hiện phần thi tiểu phẩm với hình thức sân khấu hóa, qua đó giới thiệu, phản ánh đặc điểm, tình hình, thực trạng các nội dung có liên quan về chương trình OCOP của địa phương mình. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Cà Mau trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản phẩm OCOP

Sau một ngày diễn ra sôi nổi, chiều 7/12, Hội thi “Tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau năm 2024” đã chính thức bế mạc. Hội thi thu hút 9 đội dự thi, với hơn 100 thí sinh tham gia. Mỗi đội tham gia 3 phần thi: tiểu phẩm, kiến thức và xử lý tình huống. Giải nhất hội thi đã thuộc về đội đến từ huyện Trần Văn Thời; giải nhì thuộc về 2 đội đến từ huyện Đầm Dơi, Thới Bình… Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải diễn viên xuất sắc, đội có kịch bản hay nhất, đội xử lý tình huống hay nhất.

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Tối 5/12, tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024”.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực gồm có cây điều, cây cao su, cây tiêu và cây cà phê với hơn 419.000 ha, trong đó cây cao su chiếm 26%, cây điều chiếm 50,6% diện tích cả nước. Do vậy, Bình Phước triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực.

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Bạc Liêu có 145 sản phẩm OCOP được công nhận

Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu với các tỉnh, thành phố năm 2024. Dự hội nghị có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu; lãnh đạo các huyện thị, thành phố trong tỉnh; cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và các chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh. Tại hội nghị còn có các khu trưng bày sản phẩm OCOP từ hơn 60 cơ sở, doanh nghiệp, với hơn 170 sản phẩm của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố.

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Bảo tồn và phát huy nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer An Giang

Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất

Dong riềng được mùa, được giá, làng miến Bình Lư tất bật vào vụ sản xuất

Sau gần một năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm thu hoạch. Với người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến nói chung thuộc xã Bình Lư, huyện Tam Đường (Lai Châu) thì niềm vui càng được nhân lên gấp bội bởi vụ mùa bội thu, được giá, đền đáp công sức vun trồng.

Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP

Phú Thọ có thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP

Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm OCOP, năm 2024, nhiều sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ tiếp tục được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP; trong đó, nhiều sản phẩm mới tham gia đánh giá lần đầu, nhiều sản phẩm OCOP được đánh giá lại, thăng hạng sao.