Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Hàng năm, cứ vào ngày 15/2 âm lịch, lễ hội Nàng Han ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) được đồng bào tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và du khách thập phương. Lễ hội nhằm tri ân Nàng Han - nữ tướng tài ba đã anh dũng đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc; cầu mong no ấm, mùa màng bội thu, cuộc sống an lành cho người dân trong xã.

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 1Đông đảo người dân và du khách đến với lễ hội Nàng Han từ sáng sớm. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Ngay từ sáng sớm, đông đảo nhân dân từ già đến trẻ trên địa bàn tỉnh Lai Châu về đến khu vực đền thờ Nàng Han, nô nức trẩy hội. Những thiếu nữ Thái xinh xắn, rạng rỡ trong những bộ váy cóm duyên dáng uốn mình chơi các trò chơi ném còn, đánh cầu, kéo co. Các chàng trai tràn đầy sức sống trong các trò chơi đi đẩy gậy, đánh cầu lông gà, ném còn...

Du khách đến với lễ hội cũng được hòa mình vào các trò chơi đông vui, thưởng thức hương vị nhiều món ăn độc đáo, mang đậm phong vị núi rừng Tây Bắc do chính đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái trắng làm ra. Đây cũng là những giá trị văn hóa gắn kết giữa các dân tộc trong vùng. Các cụ già có điều kiện gần gũi hỏi thăm sức khỏe, đời sống; còn các nam thanh nữ tú có dịp gần gũi, tìm hiểu nhau, hẹn ước nên duyên chồng vợ.

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 2   Du khách thắp hương tại đền thờ thờ nữ tướng Nàng Han. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Nảo, một người nghiên cứu văn hóa Thái ở xã Mường So cho biết: Tương truyền rằng, Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ). Nàng cải trang thành nam giới, đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng các bản đoàn kết đánh giặc. Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc xâm lược phương Bắc. Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng cởi xiêm y, tắm gội ở mó nước (người Thái gọi giếng nước là mó nước) Tây An (xã Mường So) rồi bay lên trời. Từ đó, để tưởng nhớ công ơn của nàng, nhân dân đã lập miếu thờ và hàng năm tổ chức lễ hội ngay ở mó nước nàng tắm. Mó nước nơi nàng Han tắm quanh năm nước trong vắt, không bao giờ cạn.

Lễ hội Nàng Han gồm phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, thầy tế sẽ thực hiện cúng và dâng hương tại Đền thờ Nàng Han với vật phẩm gồm thịt lợn, thịt gà, rượu thơm, hương, hoa, quả, trầu, cau do chính dân bản làm ra. Sau khi mọi người từ già đến trẻ hành lễ xong thì đến bên mó nước để lấy nước rửa mặt, cầu bình an, xua đi bệnh tật và những điều rủi ro. Sang phần hội, mọi người cùng tập trung để thi tài qua các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian như: Ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh tó má lẹ, đánh cầu, bắn nỏ... Đây là môn thể thao truyền thống, thể hiện sức mạnh của mỗi cá nhân và sự chung sức của cả cộng đồng.

Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 3 Phụ nữ Thái chỉnh sửa lại trang phục, kết tóc đi chơi hội Nàng Han. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 4Phụ nữ Thái Mường So trổ tài quay sợi. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 5Những thiếu nữ dân tộc Thái được chọn là người múc nước trong mó nước để rửa tay, rửa mặt cho người dân. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 6Các thiếu nữ Thái múc nước trong mó nước để rửa tay, rửa mặt cho người dân, du khách. Theo tục lệ, sau khi chiến thắng giặc trở về, Nàng Han cởi xiêm y, tắm gội ở mó nước rồi bay lên trời. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 7Du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái: Theo tục lệ sau khi chiến thắng giặc trở về, Nàng Han cởi xiêm y, tắm gội ở mó nước rồi bay lên trời. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 8Du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thái tại lễ hội. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 9Phụ nữ Thái thử tài bắn nỏ tại lễ hội Nàng Han. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 10Trò chơi đẩy gậy truyền thống của đồng bào Thái tại lễ hội Nàng Han. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 11Trò chơi đánh cầu của người Thái tại lễ hội Nàng Han. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN
Đặc sắc lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu ảnh 12Phụ nữ Thái chỉnh sửa lại trang phục, kết tóc đi chơi hội Nàng Han. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Ông Bùi Quang Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Mường So, huyện Phong Thổ cho hay: Sau 60 năm bị lãng quên, đến năm 2008, tỉnh Lai Châu có chủ trương khôi phục Lễ hội Nàng Han nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc Thái trên địa bàn. Lễ hội Nàng Han luôn nhận được sự quan tâm của cấp trên, cùng với sự ủng hộ đông đảo của nhân dân và khu vực đền thờ được tôn tạo uy nghiêm, tạo tiền đề cho xã Mường So quảng bá những nét văn hóa đặc sắc. Mặt khác, đây là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu luôn ý thức, ghi nhớ và phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc mình, cùng nhau đoàn kết xây dựng bản mường ngày một no ấm, giàu đẹp.


Nguyễn Oanh


(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

An Giang tập trung khai thác du lịch đường sông

Là tỉnh đầu nguồn của vùng châu thổ sông Cửu Long, An Giang là nơi đón nhận dòng Mê Công chảy vào đất Việt, rồi chia làm hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây chính là lợi thế để tỉnh phát triển nhiều ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Việc khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với hệ thống đường sông sẽ góp phần đưa An Giang trở thành địa phương phát triển năng động, động lực tăng trưởng cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ

Tối 20/12, tại Quảng trường nhân dân tỉnh, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” đã chính thức khai mạc.

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Quảng Bình tìm hướng đột phá phát triển du lịch nông thôn, cộng đồng

Nằm ở miền Trung Việt Nam, tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh thế mạnh là những sản phẩm du lịch gắn với hoạt động khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng…, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình hướng đến phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng để tạo bước đột phá. Tìm ra điểm riêng biệt, hút khách để xây dựng các tour, tuyến du lịch nông nghiệp, cộng đồng là mục tiêu của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, cũng là trăn trở của các đơn vị lữ hành đang khai thác tour, sản phẩm du lịch tại đây.

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Tiềm năng du lịch khám phá nơi biên giới Mường Nhé

Mường Nhé là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có đường biên tiếp giáp hai nước bạn Lào và Trung Quốc, cũng là điểm cực Tây Bắc Tổ quốc, được mệnh danh nơi “một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”. Đây cũng là một trong những khu vực có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo. Những tiềm năng đó đang mở ra hướng phát triển du lịch khám phá, trải nghiệm nơi vùng đất biên giới này.

Đua ghe ngo là phần hấp dẫn nhất trong Lễ hội Ook Om Bok , một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer, bên cạnh Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay và lễ cúng ông bà Sene Dolta. Ảnh: An HIếu

Khám phá nét độc đáo qua Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Đối với đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng, chiếc ghe ngo có vị trí vô cùng quan trọng, được xem là vị thần bảo vệ sự bình yên, là hiện thân của tình đoàn kết và sức mạnh thôn xóm. Vì thế, khi có ghe ngo thì bà con Khmer từ trẻ đến già đều thể hiện sự trân trọng và yêu thích khi được góp sức cho đội ghe và thôn xóm của mình, nhiều gia đình sẵn sàng tự bỏ tiền để lo cho cả đội ghe ngo từ lúc tập luyện cho đến ngày khai hội.

Với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc và ấn tượng, với gam màu trắng làm chủ đạo, với các hoạt tiết trang trí ánh vàng ánh bắt mắt, Chùa Peam Buôl Thmây tọa lạc ở Khóm 5, Phường 4, Thành phố Sóc Trăng, đang là một trong những điểm "check in" lý tưởng khi du khách đặt chân đến Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Giá trị truyền thống từ các ngôi chùa Khmer tại Sóc Trăng

Có thể nói, với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc. Là nơi đồng bào Khmer tập trung đông nhất, chiếm khoảng 30 % dân số, Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa Khmer, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Du khách được trải nghiệm cùng làm bánh với bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều (xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá).Ảnh: Mạnh Thành - TTXVN

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn theo hướng xanh, bền vững

Những năm gần đây, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới, mang tính bền vững với nhiều địa phương, trong đó có Quảng Bình. Để tiếp tục đa dạng hóa thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế, tỉnh tập trung đầu tư, hướng đến phát triển bền vững các sản phẩm du lịch nông thôn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan nông thôn, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội.

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng phát triển sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm trên 30% dân số của tỉnh (khoảng 361.000 người). Toàn tỉnh có 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Sóc Trăng xác định đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển du lịch tâm linh gắn với văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer là trọng tâm.

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Ninh Thuận thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm thu hút khách du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế ban đêm, cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí, văn hóa - nghệ thuật nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Bình Phước đầu tư tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Là tỉnh có vị trí địa lý chiến lược với các tuyến giao thông kết nối thuận lợi, Bình Phước giữ vai trò quan trọng, cửa ngõ kết nối, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, Lào, Thái Lan. Đặc điểm về tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cùng với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, phong phú.

Làng cổ Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) xuất hiện một số ngôi nhà hiện đại, phá nát không gian truyền thống. Nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, ngôi làng sẽ không còn hấp dẫn du khách. Ảnh: TTXVN phát

Cần có giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch cho Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh rất giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng; những bản làng cổ đẹp như tranh vẽ, những nét văn hóa truyền thống đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng đang bị xâm hại nghiêm trọng, những ngôi làng cổ dần bị thay thế bởi nhà hiện đại, những nét văn hóa truyền thống dần bị mai một khiến cho những nguồn tài nguyên du lịch có nguy cơ bị phá hủy, không thể khôi phục được.

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Tôn vinh nét đẹp, giá trị văn hóa của sen

Nhằm tôn vinh hoa sen và các sản phẩm từ sen, tối 29/11 tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức “Lễ hội Du lịch và ẩm thực sen”.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Tý - TTXVN

Định vị thương hiệu du lịch Nghệ An

Chiều 29/11, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển sản phẩm du lịch Nghệ An gắn với thương hiệu du lịch quốc gia trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ".

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Ninh Thuận kết nối sản phẩm đặc thù gắn với điểm đến du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm đến, gắn sản phẩm OCOP với các hoạt động du lịch, văn hóa. Cách làm này không chỉ giúp đa dạng các tour, tuyến du lịch, tăng sức hút với du khách, mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của địa phương.

Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách ở Nghệ An

Độc lạ vườn hồng 130 năm tuổi hấp dẫn du khách ở Nghệ An

Những ngày này, vườn hồng cổ gần 130 năm tuổi ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã thu hút hàng trăm du khách đến tham quan, check-in. Những vườn hồng cổ nơi đây kết nối cùng Khu di tích đặc biệt Kim Liên và chùa Đại Tuệ đã tạo nên điểm tham quan, du lịch liên hoàn cho khu vực.