Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Bản làng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang không ngừng đổi thay với nhiều ngôi nhà khang trang, đường bê tông mới xây dựng. Ảnh: An Thành Đạt
Bản làng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang không ngừng đổi thay với nhiều ngôi nhà khang trang, đường bê tông mới xây dựng. Ảnh: An Thành Đạt

Là một trong 16 dân tộc rất ít người ở Việt Nam (dưới 10.000 người), người Pà Thẻn ở tỉnh Tuyên Quang có 267 hộ, sinh sống tập trung tại các xã đặc biệt khó khăn như Hồng Quang (huyện Lâm Bình), Linh Phú (huyện Chiêm Hóa), Kiến Thiết và Trung Sơn (huyện Yên Sơn). Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống người Pà Thẻn giờ đây đã đổi thay nhiều…

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 1Bản làng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tại tỉnh Tuyên Quang không ngừng đổi thay với nhiều ngôi nhà khang trang, đường bê tông mới xây dựng. Ảnh: An Thành Đạt

Hiệu quả từ những chính sách

Dân tộc Pà Thẻn ở tỉnh Tuyên Quang sinh sống tập trung tại các xã như Hồng Quang (huyện Lâm Bình), Linh Phú (huyện Chiêm Hóa), Kiến Thiết và Trung Sơn (huyện Yên Sơn), đời sống trước đây còn rất nhiều khó khăn. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào dân tộc Pà Thẻn phát triển, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - giáo dục - y tế..., giúp đồng bào dân tộc Pà Thẻn vươn lên, cải thiện cuộc sống.

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 2Gia đình anh Phù Đức Minh, người dân tộc Pà Thẻn ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) trồng 3 ha măng tre bát độ, có thu nhập từ 30 triệu - 40 triệu đồng/vụ. Ảnh: An Thành Đạt

Trong đó, phải kể tới Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa); Chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo)… Đặc biệt là “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Đề án này đã góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề khó khăn trong đời sống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, nhất là việc tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và bảo tồn văn hóa đặc trưng dân tộc.

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 3Lễ hội nhảy lửa là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Ảnh: Quang Đán

Ghi nhận tại xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình), nơi có 127 hộ đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống cho thấy, từ việc thực hiện “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” cùng với nhiều chương trình, chính sách khác, cuộc sống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn có nhiều khởi sắc. Xã đã hỗ trợ đồng bào phát triển các mô hình sản xuất mới như nuôi trâu bò sinh sản, nuôi dê, nuôi cá chép...; nâng cao kiến thức, năng lực sản xuất nông nghiệp; khôi phục lễ hội nhảy lửa và gìn giữ các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát…

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 4Tỉnh Tuyên Quang chú trọng gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Ảnh: An Thành Đạt

Ông Phù Đức Lâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Hồng Quang cho biết: “Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đồng bào dân tộc Pà Thẻn đã được hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc. Từ đó, đồng bào có sinh kế làm ăn lâu dài, có nhà kiên cố để ở, được sử dụng điện lưới, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tiếp cận văn hóa, thông tin…”.

Bên cạnh đó, chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người hiện đang áp dụng với mức hộ nghèo không quá 15 triệu đồng/năm, hộ cận nghèo không quá 12 triệu đồng/năm và các hộ còn lại là không quá 10 triệu đồng/năm đã giúp đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Tuyên Quang phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống.

Cuộc sống ngày một đổi thay

Với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng sự nỗ lực tự thân, đời sống của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Tuyên Quang nay đã khác xưa rất nhiều. Bộ mặt bản làng đang dần “thay da, đổi thịt”, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần trong những năm gần đây. Đặc biệt, thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình) đã không còn hộ người Pà Thẻn nào nghèo.

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 5Trong mùa dịch COVID-19, học sinh là con em đồng bào dân tộc Pà Thẻn học trực tuyến, ôn tập tại nhà . Ảnh: An Thành Đạt

Đến thăm gia đình anh Phù Đức Minh, người dân tộc Pà Thẻn ở thôn Thượng Minh, chúng tôi được biết bên cạnh công việc đồng áng quen thuộc, gia đình anh còn trồng 3 ha măng tre bát độ, cho thu nhập từ 30 triệu - 40 triệu đồng/vụ. Anh Minh phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ trồng lúa, nuôi lợn, nuôi gà, đời sống rất nhiều khó khăn. Được hỗ trợ từ các chương trình, dự án giảm nghèo, gia đình tôi đã trồng thêm măng bát độ, nuôi trâu sinh sản, đem lại thu nhập từ 80 triệu - 100 triệu đồng/năm, dần vươn lên khá, giàu”.

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 6Thanh niên dân tộc Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) chuẩn bị vệ sinh môi trường Nhà văn hóa xã trong mùa dịch COVID-19. Ảnh: An Thành Đạt

Hiện nay, đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Tuyên Quang được hưởng đầy đủ các chính sách dành cho dân tộc thiểu số rất ít người, được quan tâm chăm sóc, khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế miễn phí, được hỗ trợ bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống...

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 7Tỉnh Tuyên Quang thực hiện hiệu quả chính sách y tế đối với đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống trên địa bàn. Ảnh: An Thành Đạt
Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 8Gia đình người Pà Thẻn có cuộc sống hạnh phúc để duy trì nòi giống và xây dựng gia đình văn hóa. Ảnh: An Thành Đạt

Bà Húng Thị Tráng (70 tuổi), người dân tộc Pà Thẻn ở xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình) tâm sự: “Được sự hỗ trợ của Nhà nước, xã đã mở lớp dạy dệt thổ cẩm cho chúng tôi. Được mời tham gia truyền dạy, tôi thấy vui vì nhiều bạn trẻ Pà Thẻn giờ rất thích học dệt thổ cẩm để giữ gìn nghề truyền thống dân tộc”.

Cuộc sống mới của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 9“Nhờ triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Pà Thẻn nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang đã được cải thiện rõ rệt. Cuộc sống mới hiện rõ trong từng nếp nhà, con ngõ, trong từng nếp nghĩ, cách làm của mỗi người dân Pà Thẻn” - bà Hoàng Thị Thắm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: An Thành Đạt

Bà Hoàng Thị Thắm, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Nhờ triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Pà Thẻn nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang đã được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, “Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025” theo Quyết định 2086 của Thủ tướng Chính phủ đã giúp đồng bào dân tộc Pà Thẻn chuyển biến đáng kể về nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, duy trì nòi giống, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi Tuyên Quang”.

Hoàng Tâm – Nam Sương – An Thành Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 31/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 10 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet và Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

Sáng 30/3, ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, sáng 29/3, trên tuyến đường Quốc lộ 3B, đoạn đi qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư (huyện Na Rì) xuất hiện hố sụt lún lớn, nằm giữa dải phân cách, có chiều dài 7m, chiều sâu khoảng 5m, dưới đáy hố sụt có nước.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 30/3/2025: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 30/3, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Lực lượng chức năng nỗ lực khống chế tàu cá bị cháy. Ảnh: TTXVN phát

Cháy tàu cá đang neo đậu trên sông Nhật Lệ

Lúc 11 giờ 15 phút ngày 29/3, một tàu cá của ngư dân xã Quang Phú (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) trong lúc đang neo đậu trên sông Nhật Lệ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

https://www.baokiengiang.vn/

Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc

Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống và là lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.

Triển khai xây mới nhà ở cho Mẹ Việt Nam Anh hùng. Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Cần Thơ hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát trước dịp Lễ 30/4

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố mở rộng sơ kết công tác quý 1 và triển khai nhiệm vụ công tác quý 2/2025 do Thành ủy Cần Thơ tổ chức ngày 28/3, ông Trần Phú Lộc Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường thành phố cho biết: Cần Thơ phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trước ngày 30/4 để lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bộ Công an ra quân xây dựng nhà tặng đồng bào Tây Nguyên

Bộ Công an ra quân xây dựng nhà tặng đồng bào Tây Nguyên

Sáng 28/3 tại tỉnh Kon Tum, Bộ Công an tổ chức Lễ ra quân khởi công đồng loạt xây dựng, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Tây Nguyên; trao tặng nhà mới cho đồng bào và bàn giao kinh phí hỗ trợ. Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực tham dự buổi lễ.

Bắc Giang phấn đấu cơ bản xóa xong nhà dột nát trong tháng 6

Bắc Giang phấn đấu cơ bản xóa xong nhà dột nát trong tháng 6

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát 2025, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, hỗ trợ các hộ trong quá trình sửa chữa, xây mới; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân từ kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu... để giúp đỡ các gia đình khó khăn với tinh thần: "Ai có gì giúp nấy, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít, ai có công giúp công, ai có của giúp của".

Sức sống mới trên chiến khu xưa Quế Sơn

Sức sống mới trên chiến khu xưa Quế Sơn

Quế Sơn (Quảng Nam) là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, cách mạng và văn hóa, quê hương "Ngũ phụng tề phi", xứ sở "Địa linh nhân kiệt". Với thế núi, hình sông bao bọc vô cùng hiểm trở đã biến Quế Sơn thành căn cứ địa hết sức quan trọng của cách mạng. Tiêu biểu là phong trào Hường Hiệu với chiến khu Tân Tỉnh - Trung Lộc khiến thực dân Pháp khiếp đảm; Chiến khu Hoàng Văn Thụ với nhiệm vụ củng cố, xây dựng, bảo vệ vùng tự do, phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chuyện về vùng đất anh hùng Xuân Lộc

Chuyện về vùng đất anh hùng Xuân Lộc

Ngày 21/4/1975, Chiến dịch tiến công Xuân Lộc (Đồng Nai) kết thúc thắng lợi, từ đây khu vực phòng thủ trọng yếu, “cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn của Mỹ - Ngụy bị đập tan. Để có Chiến thắng Xuân Lộc, trước đó, quân và dân ta đã triệt để thực hiện chiến lược ấp bám ấp, xã bám xã. Việc giành và giữ từng tấc đất giữa ta và địch ở những địa bàn chiến lược khiến cuộc chiến tại vùng ven Xuân Lộc trở nên khốc liệt, đặc biệt là tại xã Bảo Chánh, nay là xã Xuân Thọ.

Xóa nhà tạm góp phần thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao Hà Giang

Xóa nhà tạm góp phần thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao Hà Giang

Chương trình xóa nhà tạm tại Hà Giang đang được triển khai hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao và mang lại mái ấm ổn định cho hàng nghìn gia đình nghèo. Mỗi huyện tại Hà Giang đều có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong công tác xóa nhà tạm, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Giá xăng tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 27/3

Giá xăng tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 27/3

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 27/3. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hỏa.

Bình Phước phát triển hạ tầng, sóng thông tin vùng biên giới cải thiện rõ rệt

Bình Phước phát triển hạ tầng, sóng thông tin vùng biên giới cải thiện rõ rệt

Bình Phước đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông hiện đại, rộng khắp, đồng bộ, phù hợp với xu hướng hội tụ của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng 4.0, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số và đô thị thông minh hướng đến nâng cao quyền tiếp cận thông tin, nâng cao chất lượng kết nối thông tin cho người dân, du khách, doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế số, xã hội số và bảo đảm an ninh quốc phòng.