Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.
Là một trong 16 dân tộc rất ít người ở Việt Nam (dưới 10.000 người), người Pà Thẻn ở tỉnh Tuyên Quang có 267 hộ, sinh sống tập trung tại các xã đặc biệt khó khăn như Hồng Quang (huyện Lâm Bình), Linh Phú (huyện Chiêm Hóa), Kiến Thiết và Trung Sơn (huyện Yên Sơn). Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống người Pà Thẻn giờ đây đã đổi thay nhiều…
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chú trọng phát triển cây chuối tây, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Kiến Thiết là xã vùng cao khó khăn của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, với trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 32%. Trước đây, công tác phát triển đảng viên người Mông trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng bộ xã, công tác phát triển đảng viên ở Kiến Thiết đã có nhiều kết quả tích cực.
Xã vùng sâu Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) có trên 100 ha chuối, cho thu nhập bình quân 60 triệu đồng//ha/năm. Nhờ trồng cây chuối tây, đời sống của người dân trong xã ngày càng được cải thiện, nhiều hộ đã xây được nhà kiên cố và mua được xe ô tô, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%.