Khoảng 19h ngày 16/9, tại công trường thi công hầm chui dân sinh (thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang) đoạn đi qua địa phận thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận (huyện Yên Sơn) đã bất ngờ đổ sập.
Nhắc đến chị Lò Thị Phương, Trưởng thôn Làng Un (xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang), người dân trong thôn ai cũng yêu mến gọi chị là “bông hoa lạ”. Chị được coi là “cánh chim đầu đàn” giúp đồng bào các dân tộc tại địa phương nâng cao nhận thức, phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.
Chiều 25/10, tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Yên Sơn và Công ty cổ phần R.Y.B (Hà Nội) tổ chức lễ xuất khẩu sản phẩm bưởi Soi Hà sang thị trường Vương Quốc Anh.
Nằm sâu dưới chân núi Ba Vì, các thôn Hợp Sơn, Yên Sơn, Hợp Nhất của xã Ba Vì cây cối quanh năm xanh mướt, khí hậu trong lành. Đây cũng là nơi sinh sống nhiều đời nay của đồng bào người Dao Quần chẹt, cùng nghề thuốc Nam nổi tiếng.
Cục Cảnh sát giao thông cho biết, khoảng 1 giờ 36 ngày 5/3, tại Km151 – quốc lộ 2 thuộc thôn Đồng Cầu, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô khách giường nằm tuyến cố định Hà Giang đi Hà Nội, biển số 23F-000.58, chạy theo hướng Hà Giang - Tuyên Quang, với xe ô tô container chở lạc khô từ Hải Phòng đi Hà Giang, biển số 15C-075.26, kéo theo rơ-mooc biển số 15R-008.96.
Với việc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn ưu đãi của nhà nước thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Là một trong 16 dân tộc rất ít người ở Việt Nam (dưới 10.000 người), người Pà Thẻn ở tỉnh Tuyên Quang có 267 hộ, sinh sống tập trung tại các xã đặc biệt khó khăn như Hồng Quang (huyện Lâm Bình), Linh Phú (huyện Chiêm Hóa), Kiến Thiết và Trung Sơn (huyện Yên Sơn). Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống người Pà Thẻn giờ đây đã đổi thay nhiều…
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang đã trồng mới hơn 10.337 ha rừng; trong đó, có trên 9.948 ha rừng trồng tập trung và 389 ha trồng cây phân tán. Toàn bộ diện tích rừng trồng tập trung được trồng bằng cây giống chất lượng cao như: keo lai mô, keo hạt ngoại nhập đạt 100% kế hoạch năm.
Với mục tiêu phấn đấu xây dựng và hoàn thành các tiêu chí theo chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thời gian qua, Đảng bộ chính quyền và nhân dân ở xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang không ngừng nỗ lực, đoàn kết xây dựng quê hương. Nhờ sự vào cuộc của các cấp chính quyền và toàn thể người dân trên địa bàn xã, việc thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới ở xã Thái Bình đang được triển khai tích cực, hiệu quả làm thay đổi diện mạo của vùng quê vốn còn nhiều khó khăn.
Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm gần đây, xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã chú trọng phát triển cây chuối tây, giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Tận dụng diện tích vườn đồi, rừng có nhiều loại cây có hoa là nguồn mật cho ong nên nhiều hộ dân ở xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã phát triển nghề nuôi ong. Với chi phí đầu tư thấp, thu nhập khá… nuôi ong lấy mật đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Tày, Nùng… ở Hùng Lợi vươn thoát nghèo.
Theo thống kê, rà soát của ngành Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, toàn tỉnh hiện có hơn 208 nghìn ha rừng ở 39 xã có nguy cơ xảy ra cháy cao, tập trung ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
Trong khi thu nhập người làm chè ngày càng đi xuống thì thu nhập hàng trăm hộ trồng chè ở xã Mỹ Bằng, Mỹ Lâm, Phú Lâm huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) tăng bình quân 40 - 50%. Người nông dân trở thành những người công nhân nông nghiệp nhưng vẫn làm chủ trên chính mảnh đất của mình. Đó chính là thành quả sau 2 năm áp dụng mô hình liên kết mới trong sản xuất giữa các hộ trồng chè ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) với Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm.
Khai thác tiềm năng đất đai, những năm gần đây huyện miền núi Yên Thủy (Hòa Bình) đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động nông dân trồng cây dược liệu trên diện tích đất màu cho hiệu quả kinh tế cao. Nông dân ở các xã Đa Phúc, Bảo Hiệu, Hữu Lợi đã trồng được trên 100 ha cây cà gai leo - loại dược liệu quý với nhiều công dụng, được hỗ trợ trong điều trị, chữa các bệnh về gan, giải rượu, chữa đau nhức xương, khớp. Mỗi ha cây gà gai leo cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/ha, cao gấp 3- 4 lần so với cây ngô, cây lạc.
Công Đa là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nhờ trồng rừng nhiều hộ dân trên địa bàn xã vươn lên thoát nghèo. Với thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/chu kỳ, trồng rừng đang là hướng phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu của người dân nơi đây.
Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực giúp người dân di dân từ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang về an cư trên vùng đất mới nhưng do không đủ quỹ đất để bố trí nên hơn 13 năm qua, cuộc sống của hàng chục hộ dân xóm 20, xã Lăng Quán, huyện Yên Sơn vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Yên Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, La Chí..., sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây chè giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế.
Bằng tấm lòng và trách nhiệm của mình, người nông dân nghèo Chu Văn Diu ở thôn Hoắc, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã làm một cây cầu qua suối giúp các cháu nhỏ và người dân trong thôn đi lại an toàn, dễ dàng hơn, nhất là trong mùa mưa lũ. Cây cầu được làm bằng gỗ dài 12 m và đường dẫn lên cầu bằng bê tông dài 30 mét.
Xã vùng sâu Kiến Thiết, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) có trên 100 ha chuối, cho thu nhập bình quân 60 triệu đồng//ha/năm. Nhờ trồng cây chuối tây, đời sống của người dân trong xã ngày càng được cải thiện, nhiều hộ đã xây được nhà kiên cố và mua được xe ô tô, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11%.
Phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, đồng bào các dân tộc vùng An toàn khu (ATK) Yên Sơn (Tuyên Quang) luôn đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.