Nhiều dư địa phát triển
Chế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến. Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thị trường thực phẩm chế biến và đồ uống của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.
Những năm gần đây, công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định ở mức gần 7%/năm. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm 15% giá trị GDP, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tại Việt Nam cũng tăng trung bình gần 10%/năm.
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Việt Nam có thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn. Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều…
Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, đặc biệt nhóm sản phẩm rau quả, tiêu, điều và cà phê đang tăng trưởng tốt và ổn định. Các sản phẩm nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với sự đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng mở rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu.
Bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm củaViệt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ mức gia tăng tiêu thụ thực phẩm trong nước cũng như cơ hội xuất khẩu rộng mở. Đặc biệt, trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam – EU sẽ bước sang giai đoạn mới với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư một cách đột phá.
Nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Interbational cũng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2017 - 2019 nhờ thu nhập người dân được cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn.
*Đẩy mạnh thu hút đầu tư
Mặc dù được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện nay mức độ đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn nông sản, thực phẩm, nhưng chủ yếu ở dạng thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh mang lại giá trị gia tăng cao. Điều này xuất phát từ việc Việt Nam có lợi thế về quỹ đất sản xuất nông nghiệp cũng như sản lượng nông sản lớn, song còn hạn chế về công nghệ và vốn đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài nhằm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính lớn cũng như mạng lưới thị trường rộng lớn tham gia vào ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, chính nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào sẽ là thế mạnh để Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng duy trì ở mức cao và ổn định, cộng với các lợi thế về môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn lực lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ hoàn thiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh hiệu quả.
Chuyên gia xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc, ông Nam Sang Kun chia sẻ, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam nhằm tận dụng nhiều cơ hội từ thị trường tiêu thụ nội địa và các thị trường liên kết của Việt Nam. Điển hình như: tập đoàn CJ đã liên kết với nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chuỗi liên kết chế biến thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng như: thực phẩm đóng gói, thực phẩm đông lạnh, thủy sản chế biến…
Ông Nam Sang Kun cũng khẳng định, các doanh nghiệp Hàn Quốc có lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn lớn không chỉ giúp thực phẩm Việt Nam tiếp cận tốt hơn các thị trường lớn mà còn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng mới, tiến tới khẳng định thương hiệu thực phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng thế giới.
Để đảm bảo thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm thế giới; đồng thời xác định kế hoạch sử dụng đất hợp lý cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài để thu hút các dự án dài hơi. Bên cạnh đó, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước cũng cần nâng cao trình độ, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được công nhận rộng rãi; đồng thời mạnh dạn liên kết, hợp tác với các chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm của các tập đoàn thực phẩm đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam nhằm rút ngắn lộ trình tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu./.
Chế biến thực phẩm hiện là một trong những ngành công nghiệp được Việt Nam ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến. Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, thị trường thực phẩm chế biến và đồ uống của Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển.
Những năm gần đây, công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định ở mức gần 7%/năm. Giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính chiếm 15% giá trị GDP, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tại Việt Nam cũng tăng trung bình gần 10%/năm.
Sản xuất bánh kẹo trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN |
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Việt Nam có thế mạnh về nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn. Hiện nay, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, điều…
Xuất khẩu nhóm hàng nông sản, đặc biệt nhóm sản phẩm rau quả, tiêu, điều và cà phê đang tăng trưởng tốt và ổn định. Các sản phẩm nông sản Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với sự đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hội nhập quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng mở rộng thị trường và nâng cao sản lượng xuất khẩu.
Bà Almut Roessner, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm củaViệt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ mức gia tăng tiêu thụ thực phẩm trong nước cũng như cơ hội xuất khẩu rộng mở. Đặc biệt, trong thời gian tới khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, quan hệ thương mại Việt Nam – EU sẽ bước sang giai đoạn mới với sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút đầu tư một cách đột phá.
Nghiên cứu của tổ chức Business Monitor Interbational cũng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kép khoảng 11%/năm trong giai đoạn 2017 - 2019 nhờ thu nhập người dân được cải thiện và xu hướng tiêu dùng sản phẩm giá trị cao hơn.
*Đẩy mạnh thu hút đầu tư
Mặc dù được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện nay mức độ đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
Ông Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn nông sản, thực phẩm, nhưng chủ yếu ở dạng thô, chưa có nhiều sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh mang lại giá trị gia tăng cao. Điều này xuất phát từ việc Việt Nam có lợi thế về quỹ đất sản xuất nông nghiệp cũng như sản lượng nông sản lớn, song còn hạn chế về công nghệ và vốn đầu tư vào ngành chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài nhằm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, nguồn lực tài chính lớn cũng như mạng lưới thị trường rộng lớn tham gia vào ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, chính nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào sẽ là thế mạnh để Việt Nam thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng duy trì ở mức cao và ổn định, cộng với các lợi thế về môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn lực lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ hoàn thiện sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư kinh doanh hiệu quả.
Chuyên gia xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc, ông Nam Sang Kun chia sẻ, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam nhằm tận dụng nhiều cơ hội từ thị trường tiêu thụ nội địa và các thị trường liên kết của Việt Nam. Điển hình như: tập đoàn CJ đã liên kết với nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chuỗi liên kết chế biến thực phẩm với nhiều sản phẩm đa dạng như: thực phẩm đóng gói, thực phẩm đông lạnh, thủy sản chế biến…
Ông Nam Sang Kun cũng khẳng định, các doanh nghiệp Hàn Quốc có lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và nguồn vốn lớn không chỉ giúp thực phẩm Việt Nam tiếp cận tốt hơn các thị trường lớn mà còn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao công nghệ, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng mới, tiến tới khẳng định thương hiệu thực phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng thế giới.
Để đảm bảo thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần sớm quy hoạch các vùng nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của chuỗi cung ứng thực phẩm thế giới; đồng thời xác định kế hoạch sử dụng đất hợp lý cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài để thu hút các dự án dài hơi. Bên cạnh đó, cần có giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong nước cũng cần nâng cao trình độ, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm được công nhận rộng rãi; đồng thời mạnh dạn liên kết, hợp tác với các chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm của các tập đoàn thực phẩm đa quốc gia đang đầu tư tại Việt Nam nhằm rút ngắn lộ trình tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu./.