Polyurethane gồm hai thành phần rất khó phân hủy là isocyanate gồm nitrogen, carbon và oxygen, và polyol. Polyol là thành phần không thể bị phân hủy. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã thêm hóa chất dễ phân hủy là acetal vào polyol. Vì polyurethane không ngấm nước, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra việc thêm acetal vào hợp chất để có thể phân hủy trong dung môi thay vì nước.
Thành viên nhóm nghiên cứu cho hay khi thêm hợp chất gồm axit trichloroacetic và dichloromethane, vật liệu sẽ giãn nở và nhanh chóng phân hủy ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm phân hủy sau đó có thể chuyển thành các nguyên liệu mới. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn với biện pháp này là chi phí nguyên liệu ban đầu quá lớn. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra cách tiết kiệm chi phí. Thách thức tiếp theo là xin cấp phép bằng sáng chế và tìm đối tác quan tâm đến việc thương mại hóa sản phẩm này. Các nhà nghiên cứu hiện cũng đang thử nghiệm kỹ thuật tương tự với các vật liệu polyurethane khác thông qua việc sử dụng các dung môi như dấm, để tiến hành phân hủy.
Polyurethane được sử dụng trong hàng loạt các sản phẩm như sơn, đệm cao su, đệm ghế và vật liệu cách điện. Những ứng dụng phổ biến này đã sản sinh là một lượng rác khổng lồ. Chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm lại có tới 1,3 triệu tấn polyurethane bị thải ra. Số rác thải này sau đó sẽ được đưa tới các bãi chôn lấp hoặc đem đốt, một quá trình đòi hỏi nguồn năng lượng lớn và sản sinh ra các sản phẩm phụ độc hại.
Thành viên nhóm nghiên cứu cho hay khi thêm hợp chất gồm axit trichloroacetic và dichloromethane, vật liệu sẽ giãn nở và nhanh chóng phân hủy ở nhiệt độ phòng. Sản phẩm phân hủy sau đó có thể chuyển thành các nguyên liệu mới. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn với biện pháp này là chi phí nguyên liệu ban đầu quá lớn. Nhóm nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra cách tiết kiệm chi phí. Thách thức tiếp theo là xin cấp phép bằng sáng chế và tìm đối tác quan tâm đến việc thương mại hóa sản phẩm này. Các nhà nghiên cứu hiện cũng đang thử nghiệm kỹ thuật tương tự với các vật liệu polyurethane khác thông qua việc sử dụng các dung môi như dấm, để tiến hành phân hủy.
Polyurethane được sử dụng trong hàng loạt các sản phẩm như sơn, đệm cao su, đệm ghế và vật liệu cách điện. Những ứng dụng phổ biến này đã sản sinh là một lượng rác khổng lồ. Chỉ riêng tại Mỹ, mỗi năm lại có tới 1,3 triệu tấn polyurethane bị thải ra. Số rác thải này sau đó sẽ được đưa tới các bãi chôn lấp hoặc đem đốt, một quá trình đòi hỏi nguồn năng lượng lớn và sản sinh ra các sản phẩm phụ độc hại.
Đặng Ánh
TTXVN