Cộng hòa Cyprus khai trương công viên khảo cổ dưới nước đầu tiên

Cộng hòa Cyprus ngày 14/7 đã khai trương công viên khảo cổ dưới nước đầu tiên, mang tới cho du khách cái nhìn tổng quan về lịch sử Amathus - một trong những vương quốc cổ đại được bảo tồn tốt nhất ở Đông Địa Trung Hải, cũng như lịch sử của Cyprus.

Công viên này được hình thành trên chính cảng biển Amathus cổ xưa - được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 312/311 trước Công nguyên tới năm 294 trước Công nguyên và hiện đang chìm sâu trong lòng đại dương.

Cong hoa Cyprus khai truong cong vien khao co duoi nuoc dau tien hinh anh 1Du khách bơi và ngắm nhìn những tàn tích trong công viên khảo cổ thuộc bến cảng cổ Amathus. Ảnh: Reuters

Các nhà khảo cổ học người Pháp ban đầu nghiên cứu bến cảng cổ Amathus tin rằng đây là một công trình củng cố quân sự chưa hoàn thiện, ba cầu tàu trong đó có thể neo đậu những con tàu hải quân tốt nhất của thế giới cổ đại, sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công.

Qua nhiều thế kỷ, cảng Amathus hiện đã phát triển thành một rạn san hô tự nhiên, nơi sinh vật biển phát triển mạnh. Giờ đây, du khách có thể đeo mặt nạ, ống thở và chân vịt để lặn xuống khám phá cảng cổ này, cũng như trải nghiệm hệ sinh thái độc đáo nơi đây, trong khi các bảng thông tin sẽ chỉ dẫn họ tới các điểm quan trọng của khu di tích.

Đây được xem là một trong những dự án quan trọng nhằm quảng bá và bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên dưới nước của Cyprus, đồng thời tăng cường thu hút khách du lịch đến với quốc đảo phía Đông Địa Trung Hải này. Ông Yiannis Violaris - một quan chức thuộc Bộ Cổ vật Cyprus - cho biết: “Khách du lịch cũng như du khách địa phương sẽ có cơ hội nhìn thấy bến cảng cổ kính ấn tượng này, bơi qua nó và xem nó được xây dựng như thế nào, với 3 con đê chắn sóng bao quanh”.

Thanh Phương

Tin liên quan

Dải Gaza ẩn chứa nhiều báu vật khảo cổ chưa được phát lộ

Một ngày tháng 1/2022, khi các công nhân đang làm việc trên công trường rộng lớn ở Jabaliya trên Dải Gazza, Ahmad, một nhân viên an ninh đã phát hiện một phiến đá lộ ra trên mặt đất. Ban đầu anh nghĩ rằng đó là một phần trong số các đường hầm mà phong trào Hồi giáo Hamas sử dụng để di chuyển dưới lòng đất nhưng đó thực ra là một phần nghĩa trang có từ thời đế chế La Mã cổ đại cách đây khoảng 2.000 năm.


Phát lộ mộ cổ từ thế kỷ 14 bên dưới Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp)

Các nhà khảo cổ học tại Pháp đã phát hiện một số ngôi mộ cổ và một cỗ quan tài bằng chì được cho là có niên đại từ thế kỷ 14 ở bên dưới Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame) ở thủ đô Paris. Cuộc khai quật được tiến hành sau trận hỏa hoạn vào năm 2019 tàn phá nặng nề phần mái của công trình biểu tượng 850 năm tuổi này.


Bộ hài cốt hơn 7.000 năm tuổi tại Indonesia hé lộ lịch sử loài người

Một nhóm nghiên cứu quốc tế, do các nhà khảo cổ học Australia dẫn đầu, đã tiến hành phân tích mẫu AND thu được từ một bộ hài cốt có niên đại hơn 7.000 năm tuổi ở Indonesia. Kết quả phân tích đã hé lộ cách thức mà loài người có thể đã di cư đến Australia từ rất sớm.


Israel phát hiện di chỉ khảo cổ thời kỳ Byzantine

Cơ quan cổ vật Israel (IAA) ngày 18/8 thông báo các nhà khảo cổ nước này mới đây đã phát hiện bằng chứng về hoạt động nông nghiệp và công nghiệp ở thời kỳ Byzantine cách đây khoảng 1.500 năm.



Đề xuất