Chùa Khmer, trụ cột tinh thần của đồng bào Khmer Sóc Trăng

Nhắc tới vùng đất Sóc Trăng, dường như ai cũng bị cuốn hút bởi những ngôi chùa Khmer sắc màu nổi bật, kiến trúc lộng lẫy. Mỗi ngôi chùa Khmer nơi đây đều được xem như một bảo tàng về Phật giáo và nghệ thuật của phum, sóc, là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa cộng đồng, đồng thời là trường học, nơi để người Khmer nương tựa tâm hồn khi sống và gửi tro tàn khi mất…

Chùa Khmer, trung tâm sinh hoạt tôn giáo của đồng bào

Đến Sóc Trăng, dấu ấn Khmer không chỉ thể hiện qua văn hóa, lối sống hằng ngày của người dân mà còn biểu hiện rõ nét qua kiến trúc của những ngôi chùa. Sóc Trăng hiện có 92 ngôi chùa, trong đó có 2 ngôi chùa (chùa Kh’leang, chùa Dơi) được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 1Chùa Sro Lôn (chùa Chén Kiểu) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên rộn ràng, lộng lẫy trong những ngày lễ, hội truyền thống của người Khmer. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 2Các chư tăng Khmer theo học tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ ở thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 3Chùa Kh’Leang ở thành phố Sóc Trăng là một trong những ngôi chùa cổ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Khmer, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 4Bà con Phật tử Khmer chiêm bái tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam trong khuôn viên chùa Som Rong ở phường 5, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính

Ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng không đơn thuần là ngôi chùa mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo. Mặc dù chịu ảnh hưởng văn hóa của các tộc người khác nhưng những giá trị mang bản sắc riêng của người Khmer vẫn được bảo lưu, gìn giữ và phát huy tác dụng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Khmer, cái đã làm nên “bản sắc riêng” đó là Phật giáo Nam tông. Đến nay, Phật giáo Nam tông vẫn giữ vị trí độc tôn trong đời sống tinh thần của người Khmer.

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 5Bà con Phật tử Khmer đi lễ tại chùa Kh’leang ở phường 5, thành phố Sóc Trăng dịp Lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay). Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 6Các sư hiện đang tu tập tại chùa Sro Lôn (Chén Kiểu) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 7Lễ Xuất hạ (Chanh vosa) do Thượng tọa Lý Minh Đức, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì chùa Som Rong tổ chức cho bà con Khmer. Ảnh: Trọng Chính
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 8Bà con Phật tử Khmer dâng vật phẩm đến các vị chư tăng chùa Som Rong. Ảnh: Trọng Chính

Với người Khmer, chùa là nơi để gửi gắm niềm tin về mọi điều trong cuộc sống. Theo Thượng tọa Lý Đen, Trụ trì chùa Chrôi Tưm Chắs (thành phố Sóc Trăng), Phật tử Khmer gắn bó với chùa từ đời cha ông đến các thế hệ con cháu. Ngôi chùa gắn liền với các nghi lễ vòng đời. Lúc mới sinh, đứa trẻ được gia đình đưa lên chùa làm lễ và trở thành tín đồ Phật giáo. Khi lìa đời, họ được hỏa táng và gửi tro cốt tại chùa.

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 9Sửa chữa và tôn tạo Chánh điện chùa Chrôi Tưm Chắs, phường 10, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 10Nghi thức cầu siêu tại gia của một hộ Khmer ở thành phố Sóc Trăng vào dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Ảnh: An Hiếu

Vào các ngày tuần tiết trong tháng, người Khmer lên chùa dâng hương, niệm Phật, tụng Kinh, cùng nhau tưởng nhớ tới ông bà, tổ tiên. Người Khmer luôn ý thức về việc góp công, góp của xây dựng chùa, luôn quan tâm tới chùa và chùa là “trụ cột” tinh thần to lớn trong đời sống, chi phối đời sống và làm nên những đặc trưng cơ bản của người Khmer.

Nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trường học giáo dục đạo đức

Hằng năm, tại khuôn viên chùa, người Khmer ở Sóc Trăng tổ chức nhiều lễ hội như: Lễ Phật đản, lễ dâng áo cà sa, lễ đặt cơm vắt… Đây là những lễ hội đã ăn sâu vào tâm trí người dân Khmer. Bên cạnh những lễ hội mang màu sắc tôn giáo đó, người Khmer nơi đây còn tổ chức các lễ hội dân gian gắn liền với lễ nghi nông nghiệp, cũng diễn ra tại khuôn viên chùa như: lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay), lễ cúng trăng (Ok Om Bok), lễ cúng ông bà (Sene Dolta)… Trong không gian thiêng của ngôi chùa, người Khmer quần tụ lại để biểu diễn văn nghệ, cùng nhau múa hát, tiến hành các nghi lễ truyền thống.

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 11Thiếu nữ Khmer trong trang phục truyền thống diễu hành dâng hoa quả vào dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Sro Lôn (Chén Kiểu) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 12Bà con Phật tử Khmer dâng vật phẩm đến các vị chư tăng vào dịp lễ Dâng y (Kathina) tại chùa Som Rong ở phường 5, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 13Vào những dịp lễ, hội truyền thống, người Khmer thường quần tụ về chùa để tham gia các hoạt động văn nghệ, mang lại không khí vui tươi, rộn ràng. Ảnh: An Hiếu

Đến Sóc Trăng những ngày cuối tháng 10, có dịp ghé thăm nhiều ngôi chùa, chúng tôi được hòa mình vào không khí náo nức, hăng say tập luyện chuẩn bị cho lễ hội đua ghe Ngo. Đó là đội đua hàng trăm người của chùa Kh’leang, chùa Chrôi Tưm Chắs… luôn vui vẻ tập luyện; đó là tiếng hát, điệu múa của thành viên các câu lạc bộ ca múa truyền thống... Ánh mắt sáng lên niềm vui, chị Thạch Thị Mỹ Nhung ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành) bày tỏ, đã 5 năm nay, chị mới lại được tham gia câu lạc bộ ca múa của chùa Buôl Pres Phek. Dù công việc hằng ngày vất vả nhưng chị vẫn không bỏ buổi tập nào, muốn mang lời ca, điệu múa phục vụ đồng bào dịp lễ hội.

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 14Thanh niên Khmer hóa thân thành các hình tượng chằn, khỉ Hanuman… trong truyền thuyết với các động tác vũ đạo độc đáo tại chùa Som Rong ở thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 15Ghe Ngo chùa Chrôi Tưm Chắs ở phường 10, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 16Thanh niên Khmer tập luyện chuẩn bị cho Lễ hội đua ghe Ngo tại chùa Chrôi Tưm Chắs ở phường 10, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 17Thanh niên Khmer tập luyện thể lực trên sân chùa Chrôi Tưm Chắs ở phường 10, thành phố Sóc Trăng, chuẩn bị cho Hội đua ghe Ngo. Ảnh: Trọng Chính

Với người Khmer Sóc Trăng, chùa còn là trường học để trẻ em đến học chữ, học nghề. Chùa là trung tâm vận động tổ chức việc đào tạo những kiến thức và hiểu biết về văn hóa, về bảo tồn và lưu giữ chữ viết Khmer. Tại chùa Som Rong ở phường 5 (thành phố Sóc Trăng), trò chuyện cùng Đại đức, sư phó Lâm Bình Thanh, chúng tôi được biết chùa hiện có 31 nhà sư. Không chỉ thường xuyên tổ chức các lớp giảng dạy đạo lý, học hè, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5…, chùa còn thường xuyên tổ chức các lễ hội như: Chol Chnam Thmay, Ok Om Bok, Sene Dolta, Kathina…

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 18Bảo tồn chữ viết Khmer là việc làm thường xuyên của các chư tăng, sư sãi Khmer trong các ngôi chùa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 19Giờ học giáo dục thể chất của học sinh Khmer Trường tiểu học phường 2, được xây dựng trong khuôn viên chùa Sa La Phô Thi ở thị xã Vĩnh Châu. Ảnh: An Hiếu
Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 20Thiếu nữ Khmer trong trang phục truyền thống dịp Lễ dâng y Kathina tại chùa Som Rong ở phường 5, thành phố Sóc Trăng. Ảnh: Trọng Chính

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Khmer sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã dành nhiều sự quan tâm tới công tác sửa chữa, tôn tạo, xây dựng chùa. Theo Hòa thượng Tăng Nô, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Khmer đã được cải thiện nhiều. Người Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua, sẵn sàng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Chua Khmer, tru cot tinh than cua dong bao Khmer Soc Trang hinh anh 21

 Với người Khmer, chùa là ngôi nhà thứ hai, là chỗ dựa tinh thần, nơi nuôi dưỡng văn hóa, giảng dạy và rèn đạo đức cho bà con, Phật tử. Người Khmer cả cuộc đời gắn liền với chùa, từ khi sinh ra cho đến khi mất đi, hồn cốt cũng được gửi trong chùa” - Thượng tọa Lý Minh Đức, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Trụ trì chùa Som Rong (Sóc Trăng).

Bài: Thu Hương - Ảnh: Trọng Chính, An Hiếu

Tin liên quan

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa Khmer nhân dịp lễ Sen Dolta

Ngày 23/9, Đoàn cán bộ Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Ái Nam làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng lễ Sen Dolta năm 2022 tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh và các chùa Khmer trên địa bàn, gồm: chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (huyện Vĩnh Lợi), chùa Xiêm Cán và Kim Cấu (thành phố Bạc Liêu).


Người Khmer ở Sóc Trăng đón lễ Kathina

Hàng năm, theo phong tục truyền thống, cư dân của phum sóc tại các chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng lại tổ chức lễ Kathina trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 theo lịch âm của người Khmer. Các chùa Khmer sẽ ấn định ngày tổ chức lễ Kathina rồi thông báo cho Phật tử trong phum, sóc biết để cùng hành lễ.


Dạy chữ Khmer mùa hè

Cứ vào dịp Hè, các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ lại nhộn nhịp với hoạt động “gieo” chữ, thu hút đông đảo con em đồng bào trong vùng đến học.


Sóc Trăng thực hiện tốt chính sách tôn giáo

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 400.000 người, chiếm 31% dân số của tỉnh, hầu hết theo Phật giáo Nam Tông. Toàn tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer với gần 2.000 vị sư sãi, chức sắc tôn giáo.


Trà Vinh dành hơn 2 tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ dạy và học chữ Khmer trong nhà chùa

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh, thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ về chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số, trong giai đoạn 2010 – 2017, bình quân mỗi năm tỉnh dành hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ việc dạy và học chữ Khmer ở 134 chùa Khmer trong tỉnh.


Kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ

Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, chùa là nơi thờ Phật, là trung tâm văn hóa, nơi gìn giữ phong tục, tập quán, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền.


Giữ gìn ngôn ngữ để bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Trong hơn 2 tháng hè, hầu hết các chùa Khmer ở Vĩnh Long đều tổ chức dạy chữ Khmer cho học sinh, nhằm giúp các em giữ được chữ "mẹ đẻ", qua đó, hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình.


Chùa Âng - ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Trà Vinh

Chùa Âng (tên đầy đủ là Ang Korajaborey) là ngôi chùa Khmer cổ nhất trong số 141 ngôi chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Đây là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo, được xây dựng cách đây hơn 10 thế kỷ, nằm trong khu quần thể thắng cảnh Ao Bà Om, cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 5 km về hướng Tây Nam.



Đề xuất