Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với trên 400.000 người, chiếm 31% dân số của tỉnh, hầu hết theo Phật giáo Nam Tông. Toàn tỉnh có 92 ngôi chùa Khmer với gần 2.000 vị sư sãi, chức sắc tôn giáo.
Các sư sãi, chức sắc Phật giáo Nam Tông Khmer tập huấn tại Hội nghị triển khai chính sách dân tộc - tôn giáo năm 2018. Ảnh: Sơn Hên |
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX về công tác tôn giáo, tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện tốt các chính sách về văn hóa, giáo dục trong cộng đồng Phật giáo Nam Tông Khmer như: mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý cho hàng trăm sư sãi, chức sắc; có cơ chế, chính sách hỗ trợ và vận động xã hội hóa để trùng tu, sửa chữa cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam Tông Khmer, bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hàng trăm cơ sở thờ tự; vận động sư sãi, chức sắc tham gia các hoạt động xã hội và các tổ chức đoàn thể nhân dân.
Nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2.562 (dương lịch 2018), ngày 27/5, Đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam do ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn đến chúc mừng các chức sắc, sư sãi tại tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Sơn Hên |
Đại tá Nguyễn Song Hào, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tặng quà cho các vị sư sãi chùa Xẻo Me, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ảnh: Sơn Hên |
Với sự quan tâm của chính quyền, tình hình tôn giáo trên địa bàn đã chuyển biến tích cực. Hầu hết sư sãi, chức sắc đều thể hiện sự an tâm, phấn khởi, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trung Hiếu - Sơn Hên
(DTMN)