
Đổi thay vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng
Sau 50 năm đất nước thống nhất, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng nâng lên.
Sau 50 năm đất nước thống nhất, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng thay đổi rõ rệt, đời sống của người dân không ngừng nâng lên.
Tại Sóc Trăng, con tôm là một trong những loại thủy sản chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Thế nhưng, vì dịch bệnh, giá cả không ổn định nên nhiều hộ ở vùng chuyên canh nuôi tôm nước lợ chuyển dần sang mô hình nuôi cá nước ngọt, cá nước lợ mang lại thu nhập ổn định.
Ngày 21/3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ phát động đóng góp cho Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà đột nát trên địa bàn. Tại lễ phát động, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đăng ký đóng góp với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận trên 295 tỷ đồng.
Theo dự báo của ngành chức năng, từ giữa tháng 3 đến hết mùa khô năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long còn các đợt xâm nhập mặn và các kỳ triều cường: Từ ngày 11 - 15/3/2025 và từ ngày 30/3 - 2/4.
Lễ hội Phước Biển của đồng bào Khmer được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc
Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…
Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất. Trước tình hình này, chính quyền và người dân Sóc Trăng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
Sóc Trăng đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành mục tiêu của Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) nằm ở hạ nguồn sông Hậu, tách biệt với đất liền, là nơi hội tụ của hai vùng sinh thái nước ngọt phù sa và sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, Trung ương, Cù Lao Dung như khoác lên mình chiếc áo mới, có nhiều triển vọng vươn mình đón kỷ nguyên mới.
Ngày 1/2, tại xã Mỹ Thuận, UBND huyện Mỹ Tú phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải bơi đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2025), qua đó thể hiện tinh thần vui tươi, đoàn kết của các dân tộc thiểu số chào mừng năm mới Xuân Ất Tỵ.
Ngày 24/1, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã tổ chức lễ bàn giao 402 căn nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ dân nghèo, cận nghèo tại thị xã.
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Tại Sóc Trăng, nguồn vốn chính sách đang là “bệ đỡ” để hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc Khmer phát triển kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh từ 2,54% xuống còn 1,32%.
* Tết gắn kết tình quân - dân ở vùng sông nước cù lao
Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.
Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hằng năm chịu ảnh hưởng do hạn hán, mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2025, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó hạn, mặn xâm nhập, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.
Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết: Qua rà soát, đến cuối năm 2024, số hộ nghèo của tỉnh còn 4.430 hộ, chiếm 1,32% tổng số hộ. Như vậy, trong năm, Sóc Trăng đã giảm được 1,42% số hộ nghèo, tương đương với 4.776 hộ thoát nghèo.
Sóc Trăng, tỉnh có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế trong hội viên, từng bước giúp hội viên thoát nghèo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Ngày 4/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chính quyền thị xã Vĩnh Châu tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”.
Tại Sóc Trăng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp - nông thôn - nông dân.
Xã Mỹ Phước là một trong 9 đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, vùng sâu của tỉnh. Trong thời kháng chiến, Mỹ Phước là vùng căn cứ cách mạng. Đảng bộ và nhân dân xã được phong tặng đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Chiều 24/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Sóc Trăng (Công ty Xổ số kiến thiết Sóc Trăng) tổ chức Lễ bàn giao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 70 nghìn đồng bào Công giáo sinh sống hòa đồng cùng với các tôn giáo khác. Phát huy truyền thống sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Sóc Trăng luôn góp sức cùng với chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Sóc Trăng là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 35% dân số toàn tỉnh. Sau thời gian triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/12, tại xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú), Bệnh viện Quân y 120 (Quân khu 9) phối hợp với UBND huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí, tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn.
Dự án 1 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề đã và đang từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là thị xã ven biển có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm trên 70%, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer). Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã Vĩnh Châu ngày càng khởi sắc.
Sóc Trăng là vùng đất có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với những ngôi chùa Khmer đồ sộ, công phu, cùng các công trình Phật giáo mang dấu ấn thế kỷ. Với đồng bào dân tộc Khmer, ngôi chùa là nơi chứa đựng những giá trị tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng, sâu sắc, nơi sinh hoạt tôn giáo, trung tâm sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư trong phum, sóc.
Sóc Trăng là địa phương có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Thời gian qua, thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, nâng cao cả về vật chất và tinh thần…
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.