Đó là nội dung được đặt ra trong hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2017, do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội phía Nam phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 23/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo ông Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam, hiện các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai bài bản hơn việc đảm bảo an toàn thông tin với việc nhiều tổ chức có cán bộ an toàn thông tin chuyên trách; các chính sách đến an toàn thông tin được triển khai và được cập nhật thường xuyên hoặc định kỳ. Dù vậy, đa số các tổ chức, doanh nghiệp hiện có mức đầu tư cho an toàn thông tin dưới 5% trong tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin; chỉ có khoảng 28,4% tổ chức, doanh nghiệp có mức đầu tư cao (từ 10 – 15%) cho vấn đề này.
Với chủ đề “An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới”, Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2017 diễn ra trong bối cảnh các thách thức về an toàn thông tin và an ninh mạng ngày một hiện hữu song hành cùng sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phổ cập rộng rãi các ứng dụng trong môi trường internet kết nối vạn vật.
Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) mới đây công bố báo cáo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu 2017, Việt Nam đứng vị trí 101 trong tổng số 165 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đánh giá.
Theo báo cáo của Hãng bảo mật Symantec, Việt Nam là quốc gia nằm trong Top 10 những nước phát hiện các hành vi tội phạm mạng cao nhất năm 2016, đồng thời là một trong những mục tiêu bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2016.
Theo Chi hội VNISA phía Nam, bên cạnh nguy cơ tấn công mạng, sự xuất hiện các nguy cơ mã độc tống tiền đã trở nên ngày càng tinh vi và gây tổn thất lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp. Vấn đề an toàn thông tin được đặt lên hàng đầu khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra thông qua các công nghệ như internet vạn vật , trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế ảo tương tác…
Đây là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ là cơ hội để tội phạm công nghệ cao khai thác tấn công mạng, thách thức người dùng đầu cuối, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…
Các chuyên gia cho rằng, xu thế bắt buộc của quá trình đô thị hóa là triển khai các ứng dụng đô thị thông minh trên nền tảng một thế giới kết nối; ở đó các ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và chính quyền đem lại nhiều lợi ích to lớn, song cũng là một thách thức cho công tác đảm bảo an toàn thông tin.
Trước những thách thức hiện nay, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam Võ Văn Khang kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần đầu tư và xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin cho các dịch vụ công một cách đồng bộ để phát triển mạnh mẽ và vững chắc chính phủ điện tử, trong đó việc xây dựng đô thị thông minh cần đặc biệt quan tâm đầu tư và hoạch định an toàn thông tin ngay từ đầu để đảm bảo tính khả dụng và bền vững của các hệ thống công nghệ thông tin.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố đã phê duyệt Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh với 4 trụ cột là xây dựng Trung tâm dữ liệu dùng chung mã nguồn mở; Trung tâm điều hành thông minh; Trung tâm mô phỏng chiến lược; Trung tâm An toàn thông tin. Khi triển khai đề án, thành phố mong muốn có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn và an ninh thông tin. Thành phố có nhiều tiềm năng, thế mạnh về công nghệ, nguồn nhân lực công nghệ, sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội./.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Theo ông Võ Văn Khang, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam, hiện các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai bài bản hơn việc đảm bảo an toàn thông tin với việc nhiều tổ chức có cán bộ an toàn thông tin chuyên trách; các chính sách đến an toàn thông tin được triển khai và được cập nhật thường xuyên hoặc định kỳ. Dù vậy, đa số các tổ chức, doanh nghiệp hiện có mức đầu tư cho an toàn thông tin dưới 5% trong tổng mức đầu tư cho công nghệ thông tin; chỉ có khoảng 28,4% tổ chức, doanh nghiệp có mức đầu tư cao (từ 10 – 15%) cho vấn đề này.
Với chủ đề “An toàn thông minh trong thế giới kết nối mới”, Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2017 diễn ra trong bối cảnh các thách thức về an toàn thông tin và an ninh mạng ngày một hiện hữu song hành cùng sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phổ cập rộng rãi các ứng dụng trong môi trường internet kết nối vạn vật.
Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) mới đây công bố báo cáo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu 2017, Việt Nam đứng vị trí 101 trong tổng số 165 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đánh giá.
Ông Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch VNISA, Chủ tịch Chi hội VNISA chi nhánh phía Nam, phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Theo báo cáo của Hãng bảo mật Symantec, Việt Nam là quốc gia nằm trong Top 10 những nước phát hiện các hành vi tội phạm mạng cao nhất năm 2016, đồng thời là một trong những mục tiêu bị tấn công mạng nhiều nhất năm 2016.
Theo Chi hội VNISA phía Nam, bên cạnh nguy cơ tấn công mạng, sự xuất hiện các nguy cơ mã độc tống tiền đã trở nên ngày càng tinh vi và gây tổn thất lớn cho các cá nhân, doanh nghiệp. Vấn đề an toàn thông tin được đặt lên hàng đầu khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra thông qua các công nghệ như internet vạn vật , trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế ảo tương tác…
Quang cảnh sự kiện. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Đây là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ là cơ hội để tội phạm công nghệ cao khai thác tấn công mạng, thách thức người dùng đầu cuối, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…
Các chuyên gia cho rằng, xu thế bắt buộc của quá trình đô thị hóa là triển khai các ứng dụng đô thị thông minh trên nền tảng một thế giới kết nối; ở đó các ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp và chính quyền đem lại nhiều lợi ích to lớn, song cũng là một thách thức cho công tác đảm bảo an toàn thông tin.
Trước những thách thức hiện nay, Phó Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam Võ Văn Khang kiến nghị, cơ quan quản lý nhà nước cần đầu tư và xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin cho các dịch vụ công một cách đồng bộ để phát triển mạnh mẽ và vững chắc chính phủ điện tử, trong đó việc xây dựng đô thị thông minh cần đặc biệt quan tâm đầu tư và hoạch định an toàn thông tin ngay từ đầu để đảm bảo tính khả dụng và bền vững của các hệ thống công nghệ thông tin.
Gian hàng giới thiệu các giải pháp bảo mật, an toàn thông tin của các công ty là thành viên của VNISA bên lề sự kiện. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố đã phê duyệt Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh với 4 trụ cột là xây dựng Trung tâm dữ liệu dùng chung mã nguồn mở; Trung tâm điều hành thông minh; Trung tâm mô phỏng chiến lược; Trung tâm An toàn thông tin. Khi triển khai đề án, thành phố mong muốn có sự tham gia của các hiệp hội, doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đến vấn đề an toàn và an ninh thông tin. Thành phố có nhiều tiềm năng, thế mạnh về công nghệ, nguồn nhân lực công nghệ, sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp, hiệp hội./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN