Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, trong khu vực chợ nông sản Thạnh Hóa hiện có 53 hộ mua bán hàng hóa; trong đó có 30 hộ mua bán các loại mặt hàng nông sản, tạp hóa và 23 hộ mua bán các loại gia cầm và động vật hoang dã như chim trích, cò, vạc, rắn hổ hành…
Hình thức bày bán, giết mổ, nuôi nhốt các loài động vật hoang dã gây phản cảm khiến người dân, du khách khi đi qua khu vực chợ bức xúc. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông cũng đã phản ánh về tình trạng này.
Từ năm 2014 đến nay, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Long An phối hợp với Công an tổ chức 298 đợt kiểm tra tại chợ nông sản Thạnh Hóa, lập biên bản và ra quyết định xử phạt 45 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 32 kg động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm II.B và 745 kg động vật rừng thông thường trả về môi trường tự nhiên. Đặc biệt, trong năm 2015, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ 2 vụ vi phạm với tang vật gồm 4 cá thể culi thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm I.B.
Tại cuộc họp, đại diện các ngành chức năng cho rằng hiện nay các loài động vật hoang dã được bày bán tại chợ Nông sản Thạnh Hóa không nằm trong danh mục quản lý của Nhà nước theo quy định, chưa có chế tài để xử phạt.
Các hộ mua bán thường có hành vi che giấu, tẩu tán tang vật để đối phó với cơ quan chức năng, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình đấu tranh, làm rõ đối tượng vi phạm.
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng các ngành chức năng cần hướng dẫn, tổ chức cho các hộ buôn bán tại chợ bảo đảm thực hiện các yêu cầu theo quy định. Huyện Thạnh Hóa phải làm việc trực tiếp với chủ chợ và hỗ trợ, hướng dẫn thành lập tư cách pháp nhân, tiến tới thành lập chợ đáp ứng theo quy định hiện hành; đồng thời hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký các mặt hàng kinh doanh.
Đến tháng 11 phải chấn chỉnh xong tình trạng mua bán động vật hoang dã, đưa việc mua bán tại chợ Nông sản Thạnh Hóa đi vào nền nếp, không để tái diễn tình trạng bày bán, giết mổ động vật hoang dã một cách lộn xộn, gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời, Công an tỉnh, UBND huyện Thạnh Hóa sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt, xử lý các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã./.
Vì ở vị trí đắc địa, nằm bên Quốc lộ 62, ngay cửa ngõ Đồng Tháp Mười nên chợ chim hầu như lúc nào cũng đông đúc người mua, kẻ bán. Nguồn: Báo Long An online |
Hình thức bày bán, giết mổ, nuôi nhốt các loài động vật hoang dã gây phản cảm khiến người dân, du khách khi đi qua khu vực chợ bức xúc. Thời gian qua, các phương tiện truyền thông cũng đã phản ánh về tình trạng này.
Từ năm 2014 đến nay, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Long An phối hợp với Công an tổ chức 298 đợt kiểm tra tại chợ nông sản Thạnh Hóa, lập biên bản và ra quyết định xử phạt 45 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 32 kg động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm II.B và 745 kg động vật rừng thông thường trả về môi trường tự nhiên. Đặc biệt, trong năm 2015, lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và bắt giữ 2 vụ vi phạm với tang vật gồm 4 cá thể culi thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm I.B.
Tại cuộc họp, đại diện các ngành chức năng cho rằng hiện nay các loài động vật hoang dã được bày bán tại chợ Nông sản Thạnh Hóa không nằm trong danh mục quản lý của Nhà nước theo quy định, chưa có chế tài để xử phạt.
Các hộ mua bán thường có hành vi che giấu, tẩu tán tang vật để đối phó với cơ quan chức năng, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình đấu tranh, làm rõ đối tượng vi phạm.
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho rằng các ngành chức năng cần hướng dẫn, tổ chức cho các hộ buôn bán tại chợ bảo đảm thực hiện các yêu cầu theo quy định. Huyện Thạnh Hóa phải làm việc trực tiếp với chủ chợ và hỗ trợ, hướng dẫn thành lập tư cách pháp nhân, tiến tới thành lập chợ đáp ứng theo quy định hiện hành; đồng thời hướng dẫn người dân làm các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký các mặt hàng kinh doanh.
Đến tháng 11 phải chấn chỉnh xong tình trạng mua bán động vật hoang dã, đưa việc mua bán tại chợ Nông sản Thạnh Hóa đi vào nền nếp, không để tái diễn tình trạng bày bán, giết mổ động vật hoang dã một cách lộn xộn, gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời, Công an tỉnh, UBND huyện Thạnh Hóa sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm bắt, xử lý các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã./.
Bùi Giang
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN