Cần sớm quy hoạch hệ thống tượng, tượng đài điêu khắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cần sớm quy hoạch hệ thống tượng, tượng đài điêu khắc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Xuống cấp, thiếu biểu tượng thành phố 
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 54 công trình tượng, đài gồm 10 công trình đã có từ trước ngày đất nước thống nhất và hơn 40 tượng đài do thành phố xây dựng sau năm 1975.
Tượng liệt sĩ cách mạng Trần Văn Ơn đặt tại Công viên Bách Tùng Diệp (quận 1). Ảnh: Gia Thuận – TTXVN
Tượng liệt sĩ cách mạng Trần Văn Ơn đặt tại Công viên Bách Tùng Diệp (quận 1). Ảnh: Gia Thuận – TTXVN
Hầu hết 10 công trình tượng, đài được xây dựng trước năm 1975 đều là tượng danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc như tượng: Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, An Dương Vương, Trần Nguyên Hãn…

Theo các chuyên gia điêu khắc, do điều kiện đất nước còn khó khăn, tất cả các tượng này đều làm bằng chất liệu bê tông cốt thép, ít bền vững, điển hình như: Tượng đài Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành (năm 1972); Tượng đài Thánh Gióng, đặt tại Ngã Sáu Phù Đổng (năm 1972); Tượng Phan Đình Phùng đặt tại Bưu điện quận 5 (năm 1972)…

Chỉ một số rất ít được làm bằng chất liệu đá bền vững như: Tượng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở chợ Kim Biên (năm 1970). Riêng tượng đài Trần Nguyên Hãn từ nhiều năm qua đã được người dân thành phố lẫn khách du lịch quốc tế xem như là một biểu tượng không thể tách rời của Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Năm 2013, tượng đài Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa dũng mãnh nằm giữa vòng xoay Quách Thị Trang (quận 1), trước chợ Bến Thành, điểm đến thường xuyên của du khách, bỗng nhiên bị rớt một chân, tạo ra một hình ảnh không mấy thiện cảm.

Cũng từ đó, giới chuyên môn, nhà điêu khắc và người dân thành phố càng thêm lo lắng tình trạng xuống cấp của một số tượng đài. Sau đó, để lấy mặt bằng thi công tuyến Metro số 1 của thành phố, tượng đài Trần Nguyên Hãn và tượng bán thân Quách Thị Trang (vòng xoay Quách Thị Trang, quận 1) được di dời sang địa điểm khác là Công viên Phú Lâm (quận 6) và Công viên Bách Tùng Diệp (quận 1).
 
Sau năm 1975, Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư, xây dựng mới nhiều tượng điêu khắc ngoài trời như: tượng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng kết hợp với phù điêu ở Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh; công trình tượng bà Mẹ trong Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ; Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ… Điểm nhấn của các tượng này là sự cải tiến về vật liệu thi công đã được thay bằng đồng, đá granite tạo sự vững chãi, chắc chắn hơn so với trước đây.
 
Dù vậy, họa sĩ Siu Quý cho rằng, nhìn tổng thể hệ thống các tượng, tượng đài hiện hữu tại Thành phố thì có đến 75% thuộc về đề tài chiến tranh cách mạng. Do đó, cần có thêm những tác phẩm điêu khắc thể hiện sự phát triển của một thành phố năng động, sáng tạo bậc nhất của Việt Nam.
Tác phẩm "Niềm vui" của nhà điêu khắc Trần Mai Hữu Quý đã bị đỗ, vỡ nhưng vẫn được đặt tại khuôn viên Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, quận 9. Ảnh: Gia Thuận – TTXVN
Tác phẩm "Niềm vui" của nhà điêu khắc Trần Mai Hữu Quý đã bị đỗ, vỡ nhưng vẫn được đặt tại khuôn viên Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, quận 9. Ảnh: Gia Thuận – TTXVN

Ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ, thành phố vẫn còn "nợ" người dân về việc xây dựng Tượng đài Thống Nhất và Tượng đài Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Dù nhiều lần được Hội Mỹ thuật, Hội Kiến trúc và các nhà chuyên môn đề cập đến nhưng vẫn chưa biết đặt đâu là phù hợp.
 
Cũng vì lý do không "biết đặt ở đâu", vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày đất nước thống nhất, Chính phủ Pháp cũng đã gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh một mẫu tượng đài theo phong cách hiện đại của thế giới. Vấn đề đặt ở đâu phù hợp đã được Sở Văn hóa và Thể thao thành phố mời Hội Mỹ thuật và Hội Kiến trúc thành phố tham mưu, tư vấn, nhưng thành phố vẫn chưa tìm được vị trí phù hợp nên đành trả lại.
 
Theo ông Lưu, ở các nước tiên tiến trong khu vực, việc quy hoạch hệ thống các tượng đài diễn ra chủ động. Họ có hẳn nhiều bản quy hoạch hệ thống các tượng đài rất cụ thể, thậm chí quy hoạch tượng, đài ở các trường học, chứ chưa nói đến quy hoạch tượng, đài cho một không gian đô thị rộng lớn. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tượng tại thành phố gần như chỉ được chắp vá vào một không gian nào đó khi cảm thấy cần thiết.
 
Cần sớm quy hoạch hệ thống tượng, đài 
Theo các nhà chuyên môn, thành phố đã và đang xây dựng rất nhiều cao ốc, chung cư, trung tâm thương mại nhưng việc xây dựng, vị trí đặt tượng, đài nhằm tạo mỹ quan đô thị hiện đại chưa được đầu tư đúng mức.
Trẻ em hồn nhiên nằm nghỉ ngay trong lòng tượng, thuộc Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, quận 9. Ảnh: Gia Thuận – TTXVN
Trẻ em hồn nhiên nằm nghỉ ngay trong lòng tượng, thuộc Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, quận 9. Ảnh: Gia Thuận – TTXVN
Nhìn nhận tình hình thực tế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tiên, Phó Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ, các tượng, đài trong thành phố vẫn còn quá ít, chưa tạo được điểm nhấn mang dấu ấn mạnh về văn hóa, thẩm mỹ. Công trình kiến trúc, công viên, bờ sông… vẫn thiếu vắng những tác phẩm điêu khắc mang tính nghệ thuật, xứng tầm một thành phố văn minh, hiện đại, phát triển và hội nhập.
 
Mặc dù thành phố vẫn thường xuyên tổ chức các trại sáng tác điêu khắc nhằm tìm ra những tác phẩm xuất sắc nhất, phù hợp với sự phát triển, song đến nay, vẫn chỉ là những tác phẩm mỹ thuật được trưng bày một cách đơn thuần, không đáp ứng được yêu cầu cải tạo không gian đô thị.
 
Trại điêu khắc quốc tế năm 2015 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao tổ chức đã thu hút nhiều nhà điêu khắc quốc tế và trong nước tham gia. Đã có những tác phẩm xuất sắc được tôn vinh như: “Kết nối” của nhà điêu khắc Đỗ Thế Thịnh, “Niềm vui” của tác giả Trần Mai Hữu Quý…

Thế nhưng, từ năm 2015 đến nay, hầu hết các tác phẩm được vinh danh đang nằm trước khuôn viên bãi giữ xe Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc, quận 9. Một số tượng đã xuất hiện tình trạng tượng gãy, đỗ vỡ như: tác phẩm Niềm vui của điêu khắc gia Trần Mai Hữu Quý…
 
Hay trước đó là sự kiện Trại sáng tác điêu khắc diễn ra tại thành phố vào năm 2005 với hàng loạt các tượng được bình chọn, nhưng hiện tại, những tác phẩm này vẫn nằm co cụm, lạc lõng riêng một góc tại khuôn viên Công viên Tao Đàn (quận 3).
Bệ bằng đá của một tác phẩm xuất sắc trong Trại Điêu khắc quốc tế năm 2015 đã bị vỡ vụn. Ảnh: Gia Thuận - TTXVN
Bệ bằng đá của một tác phẩm xuất sắc trong Trại Điêu khắc quốc tế năm 2015 đã bị vỡ vụn. Ảnh: Gia Thuận - TTXVN
Theo ông Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay, việc khảo sát hiện trạng của các tượng, tượng đài đô thị tại thành phố vẫn chưa được phân công phân nhiệm rõ ràng, chưa có biện pháp cụ thể về tài chính để lập hồ sơ nghiên cứu khoa học vấn đề này một cách hoàn chỉnh. Ví dụ, bản đồ quy hoạch đô thị mới, cũ có các vị trí tượng, đài như thế nào, cái nào cần giữ lại hoặc dời đi, công tác khảo sát, nghiên cứu ra sao, đặt ở đâu…vẫn còn bị bỏ ngỏ.
 
Để các tượng, đài điêu khắc không bị lãng quên, ông Huỳnh Văn Mười cho rằng cần sớm quy hoạch hệ thống các tượng, đài tại thành phố, hoàn thiện mỹ quan đô thị. Trong đó, vấn đề mà các nhà chuyên môn quan tâm nhiều nhất chính là sự quyết liệt của lãnh đạo thành phố trong công tác chỉ đạo các ban, ngành, đơn vị có liên quan, khẩn trương thực hiện các nghiên cứu, khảo sát tượng, đài mới, cũ, tìm vị trí đặt tượng sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần nghiên cứu việc xã hội hóa trong xây dựng tượng, đài, không nhất thiết phải do nhà nước đầu tư thực hiện.

Tiêu biểu cho tượng được dựng theo hình thức xã hội hóa rất tốt đang hiện diện tại thành phố từ nhiều năm qua là tượng làm bằng sắt, được đặt ở góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Du, quận 1. Tượng này đã tạo được vẻ đẹp cảnh quan đô thị, toát lên sự hiện đại của một thành phố năng động, sáng tạo. Hoặc nhà nước có thể vận động, khuyến khích doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng một công trình cần có quy hoạch không gian đặt tượng, đài trong khuôn viên, góp phần thay đổi mỹ quan thành phố, ông Mười cho biết.
 
Nhiều chuyên gia cho rằng, cùng với lịch sử hình thành và xây dựng hơn 300 năm, hệ thống các tượng, đài tại Thành phố Hồ Chí Minh phải bao gồm các nội dung như: tượng về các danh nhân thời đại; tượng, đài của danh nhân khai phá mở cõi phía Nam, anh hùng liệt sĩ cách mạng, tượng về tôn giáo, tượng trang trí cho các công viên, khu dân cư…. Qua đó, mới có thể truyền tải một cách bao quát xuyên suốt quá trình hình thành phát triển của thành phố, cũng như tạo cảnh quan đẹp, thân thiện, đặc trưng, góp phần thu hút du khách quốc tế đến thăm và lưu trú./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.