Một căn biệt thự cổ tại số 8 Tăng Bạt Hổ được xây từ năm 1920. Ngôi nhà này rộng 200m2, hiện đang có 17 hộ sinh sống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tường nhà nứt nẻ, mái ngói bong tróc trực chờ rơi xuống đầu người đi đường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Ngôi nhà này nằm trong diện được bảo tồn nên người dân nơi đây không được cải tạo lại, chỉ được sửa tạm bợ để ‘chống đổ.’(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, tổ trưởng tổ dân phố 6B phường Phạm Đình Hổ cho hay, dù đã nhiều lần viết đơn kêu cứu nhưng vẫn chưa biết bên nào quản lý và đến nay ngôi nhà vẫn chưa được sửa chữa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Ngôi nhà trên số 70 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây từ năm 1888 nhìn cũng không khá khẩm hơn là bao. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Bà Lê Thị Minh Tâm (60 tuổi) sống ở căn phòng nhỏ hẹp, nhiều năm nay chưa được tu sửa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Bà cho biết bà cùng 6 hộ dân nơi đây luôn phải sống trong tình trạng ẩm thấp, khó chịu, mọi sinh hoạt tắm giặt, vệ sinh đều phải chung nhau. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Ngôi biệt thự tại số 45 phố Lò Đúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1905, tới nay đã được 110 năm tuổi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Kết cấu ngôi nhà vẫn còn khá vững chãi tuy nhiên bên ngoài ngôi nhà đã có nhiều dấu hiệu của sự xuống cấp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Ngôi biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi ở 47 phố Trần Quốc Toản (Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì lại rơi vào tình trạng nghiêng ngả đến 15 độ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Bà Nga cho biết khi bà chuyển đến đây từ năm 1967 thì nhà đã nghiêng sẵn và cho đến bây giờ nhà vẫn chưa được tu sửa lần nào. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Căn nhà ngay cạnh ở số 49 Trần Quốc Toản cũng nằm trong diện nguy hiểm vì người dân tự ý cơi nới, thay đổi kết cấu nhà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Theo một người dân sống tại đây cho biết, dù có tuổi đời xấp xỉ như căn nhà tại số 47 Trần Quốc Toản nhưng căn nhà lại khá vững chãi vì nền nhà được gia cố bằng gỗ lim rất chắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Thế nhưng đấy là kết cấu nhà, còn thực tế cho thấy, những hộ dân nơi đây đang phải chịu cảnh sống nhếch nhác, khổ sở, mỗi khi mưa lớn là nước ngập vào tận trong nhà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Biệt thự số 65 Nguyễn Thái Học đang bị biến dạng do sự cải tạo, cơi nới của người dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Biệt thự xây trước năm 1954, thuộc diện bảo tồn nhóm 2 nên người dân phải đảm bảo giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc bên ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Thế nhưng để phục vụ sinh hoạt, người dân đã tự ý cơi nới để phục vụ sinh hoạt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Thậm chí ‘hô biến’ ban công thành công trình phụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Việc tự ý thay đổi kết cấu khiến ngôi nhà bị xuống cấp nhanh chóng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Viet Nam Plus