Cần sớm có phương án sửa chữa nhiều cầu xuống cấp nghiêm trọng ở Quảng Ngãi

Cần sớm có phương án sửa chữa nhiều cầu xuống cấp nghiêm trọng ở Quảng Ngãi

Nhiều cây cầu trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cầu bắc qua kênh thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ sập đổ, mất an toàn cho người tham gia lưu thông. Do đó, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân, cơ quan chức năng cần nhanh chóng có phương án đầu tư xây dựng, sửa chữa.

Thanh Hóa: Nhiều trường học xuống cấp nặng

Thanh Hóa: Nhiều trường học xuống cấp nặng

Năm học 2023-2024, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng, nhiều trường học đã được xây mới khang trang, đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều trường học xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xây dựng mới. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học, đặc biệt những ngôi trường xuống cấp, đang đe doạ tính mạng, sự an toàn của học sinh và giáo viên trong những giờ lên lớp.
Ba ngôi nhà sàn Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Làng Teng phần mái tranh đã bị mục nát phải sử dụng bạt che mưa, nắng. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi: Khu bảo tồn văn hóa H’rê thôn Làng Teng xuống cấp nghiêm trọng

Dự án Khu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thôn Làng Teng, ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng đưa vào sử dụng 2018 nhằm lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của đồng bào H’rê. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 5 năm đưa vào sử dụng, nhiều hạng mục của dự án đã xuống cấp nghiêm trọng, một số công trình trong khu bảo tồn buộc phải tháo dỡ do có nguy cơ mất an toàn.
Dự án nâng cấp tuyến đê tả sông Nghèn qua thị trấn Lộc Hà có chiều dài hơn 2km, tổng mức đầu tư 92 tỷ đồng. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Hàng trăm công trình hồ đập tại Hà Tĩnh bị hư hỏng, xuống cấp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng, đưa vào khai thác 348 hồ chứa nước, với tổng dung tích trên 1,57 tỷ m3 nước; 86 đập dâng với lưu lượng thiết kế hơn 5.780 m3/s. Trong số này, nhiều công trình hồ, đập đã bị xuống cấp, hư hỏng gây nên bất cập trong đảm bảo an toàn, nhất là khi mùa mưa bão đã đến.
Điểm trường khu bản Cặt, trường Tiểu học Nhi Sơn (Mường Lát, Thanh Hóa). Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Năm học mới 2022-2023: Nhiều điểm trường ở vùng biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) hư hỏng, xuống cấp

Năm học mới 2022-2023 đã cận kề, trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa còn nhiều trường học bị xuống cấp. Tại một số điểm trường lẻ thuộc các bản đặc biệt khó khăn với đa số là đồng bào dân tộc Mông, Thái sinh sống, nhiều phòng học xuống cấp, thiếu trang thiết bị dạy học. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của học sinh, giáo viên vùng biên giới.
 Hồ thủy lợi đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN

Bình Phước nhiều công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp và đang kiến nghị UBND tỉnh Bình Phước xem xét sửa chữa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn cấp nước cho nhân dân với tổng mức đầu tư 146 tỷ đồng.
Công trình cấp nước tại xã Tam Lư, huyện Quan Sơn,Thanh Hóa không còn sử dụng được nữa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Nhiều công trình cấp nước ở vùng cao Thanh Hóa xuống cấp

Trên địa bàn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 501 công trình cấp nước tự chảy tập trung có quy mô thôn bản; trong đó, có hơn 140 công trình đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo quản lý, vận hành nên hay bị hư hỏng, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có, điều này đã làm người dân luôn thiếu nước sinh hoạt.
Phòng học bằng tranh tre của Trường tiểu học Tam Thanh. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Thanh Hóa: Nhiều trường học vùng biên giới xuống cấp, hư hỏng

Năm học mới đang đến gần, thế nhưng, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa có nhiều trường học đang xuống cấp, hư hỏng. Tại một số điểm trường thuộc các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhiều phòng học đã hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học của học sinh và giáo viên.
Đập dâng Bai Bò, xã Thanh Quân, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) xây dựng cách đây 18 năm, đến nay đã hư hỏng nặng, thân đập bằng bê tông đã bị nứt, vỡ, lòng đập bị bồi lắng, có nguy cơ vỡ đập khi mưa bão về. Ảnh: Nguyễn Nam

Nhiều công trình, hồ đập ở Thanh Hóa xuống cấp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đang có 610 hồ chứa; trong đó, có 93 hồ đã xuống cấp, hư hỏng, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ và không đảm bảo đủ nước cho bà con gieo cấy. Nguyên nhân, xảy ra tình trạng này là do các địa phương, đơn vị quản lý hồ, đập đang thiếu nguồn vốn đầu tư, sửa chữa.
Cầu Khe Chai (xã Đông Sơn, A Lưới, Thừa Thiên Huế bị hư hỏng nặng sau đợt mưa lũ cuối năm 2020. Ảnh :baodansinh.vn

Nhiều cầu dân sinh ở miền núi A Lưới xuống cấp

Nhiều cây cầu dân sinh từ nguồn vốn tài trợ được xây dựng ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế từ năm 2018 đến nay đang bị hư hỏng nặng. Ngoài nguyên nhân được xác định do mưa lũ lớn trong năm 2020 gây ra, vấn đề sử dụng một mẫu thiết kế chung của dự án này áp dụng cho nhiều vùng địa hình, trên những dòng chảy sông, suối khác nhau đã dẫn đến những bất cập, khiến cho các công trình nhanh bị hư hại, xuống cấp khi có mưa lũ xảy ra.
Hệ thống cột, kèo Chùa Cầu, một di tích biểu tượng của thành phố Hội An, bị xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Trịnh Bang Nhiệm - TTXVN

Nhiều di tích tại Hội An xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm đầu tư nâng cấp

Thành phố Hội An (Quảng Nam) là địa chỉ hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đi vào những khu phố cổ nơi đây, du khách như tưởng mình đang sống ở thế kỷ XVII, XVIII bởi nét cổ kính, rêu phong nhuốm màu thời gian, từ những ngôi nhà, món ăn, dãy phố… Nhưng du khách đều rất tiếc nuối bởi sự xuống cấp, hư hỏng do thời gian, do ngoại lực lên các di tích nơi đây.
Tuyên Quang: Người dân khốn khổ vì đường xuống cấp

Tuyên Quang: Người dân khốn khổ vì đường xuống cấp

Sau khi Sở Giao thông Vận tải Tuyên Quang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phân luồng giao thông phục vụ thi công, sửa chữa cầu Nông Tiến, Km211+925/ QL37, tuyến đường tỉnh lộ ĐT 186, khoảng 5 km, qua địa phận xã Thượng Ấm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) trở thành tuyến giao thông huyết mạch cho các phương tiện tham gia giao thông, vận tải hành khách, hàng hóa từ các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, qua tỉnh Tuyên Quang đi Hà Giang, Yên Bái và ngược lại. Tuy nhiên, đoạn đường tỉnh lộ ĐT 186 này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao, rất cần được sửa chữa khắc phục.
Trường đạt chuẩn quốc gia Phước Thái xuống cấp trầm trọng chỉ sau 14 năm sử dụng

Trường đạt chuẩn quốc gia Phước Thái xuống cấp trầm trọng chỉ sau 14 năm sử dụng

Trường Trung học Cơ sở Phước Thái, huyện Long Thành (Đồng Nai) là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia được xây dựng kiên cố với đầy đủ trang thiết bị học tập. Trường có 5 khối nhà, trong đó 1 khối văn phòng, 3 khối phòng học và 1 khối hội trường; là trường Trung học Cơ sở có quy mô lớn nhất của huyện Long Thành với 44 lớp học và trên 1.800 học sinh. Đây là công trình cấp 2 có tuổi thọ khoảng 30 năm song mới sử dụng được 14 năm đã xuống cấp trầm trọng.
Phóng sự ảnh: Lãng phí ở cụm nhà ga nghìn tỷ tại Quảng Ninh

Phóng sự ảnh: Lãng phí ở cụm nhà ga nghìn tỷ tại Quảng Ninh

Cụm công trình nhà ga Hạ Long, ga Cái Lân và cầu vượt Bàn Cờ trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có số vốn 1.510 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài 130 km từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
Lãng phí từ các công trình cấp nước tập trung ở Yên Bái

Lãng phí từ các công trình cấp nước tập trung ở Yên Bái

Hàng trăm công trình cấp nước tập trung ở Yên Bái đã được đầu tư với số vốn hàng trăm tỷ đồng cho các thôn, bản khó khăn nhưng không phát huy được hiệu quả. Có công trình chỉ còn vài hộ gia đình sử dụng, nhiều công trình khác hỏng hóc, xuống cấp, thậm chí bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn.
Chung cư xuống cấp trầm trọng ở TPHCM

Chung cư xuống cấp trầm trọng ở TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 474 chung cư cũ, hư hỏng với khoảng 27.000 hộ dân đang sinh sống. Trong số đó, rất nhiều khu chung cư trong tình trạng xuống cấp nặng và có thể sập bất cứ lúc nào.
Hà Nội: Di dời khẩn cấp các hộ dân tại 3 khu chung cư cũ ở Quận Ba Đình

Hà Nội: Di dời khẩn cấp các hộ dân tại 3 khu chung cư cũ ở Quận Ba Đình

Trước thực trạng xuống cấp nguy hiểm cấp độ D (cấp cực kỳ nguy hiểm) tại 3 khu chung cư cũ tại các phường Thành Công, Ngọc Khánh và Cống Vị (Quận Ba Đình), UBND TP. Hà Nội đã quyết định di dời các chủ sở hữu, chủ sử dụng tại các đơn nguyên 1,2 nhà G6A (phường Thành Công), đơn nguyên 1 nhà A tập thể Ngọc Khánh và các đơn nguyên 1,3 tập thể Bộ Tư pháp (phường Cống Vị).
Khu tái định cư hàng trăm tỷ đồng chưa kín chỗ đã xuống cấp

Khu tái định cư hàng trăm tỷ đồng chưa kín chỗ đã xuống cấp

Là một trong những dự án tái định cư lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, từ khi đưa vào sử dụng, khu dân cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh đã đáp ứng nhu cầu tái định cư cho nhiều hộ dân tại các dự án như xây dựng Tỉnh lộ 10 (quận Bình Tân), bến xe buýt Đầm Sen (quận 11), tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên, cải tạo bờ kênh Thanh Đa (quận Bình Thạnh)...