Nghiên cứu tiên tiến nhưng gây nhiều tranh cãi này gồm quá trình cấy các tế bào gốc iPS của người vào các phôi thai động vật đã biến đổi, qua đó có thể phát triển thành bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người. Nghiên cứu do Hiromitsu Nakauchi, Giáo sư di truyền học tại Đại học Stanford của Mỹ đứng đầu, là nghiên cứu đầu tiên loại này được sự chấp thuận của Chính phủ Nhật Bản sau khi nước này thay đổi các quy định về cấy tế bào người trên động vật.
Trước đây, Nhật Bản đã yêu cầu các nhà nghiên cứu hủy các phôi thai động vật được cấy tế bào người sau 14 ngày và không được đưa các phôi này vào tử cung động vật để phát triển. Yêu cầu này được đưa ra do những lo ngại về đạo đức.
Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đã dỡ bỏ các quy định trên, qua đó các nhà nghiên cứu được xin phép thực hiện các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Giáo sư Nakauchi cho biết nghiên cứu do ông đứng đầu sẽ tạo ra các phôi thai động vật như chuột, lợn thiếu một cơ quan cụ thể - như tụy. Sau đó các các phôi thai này được cấy tế bào iPS của người để có thể phát triển thành tụy bị thiếu đó. Các phôi này có thể được cấy vào tử cung, và về lý thuyết các phôi này có thể tồn tại hết thai kỳ với một tụy người đầy đủ chức năng.
Tuy nhiên, Giáo sư Nakauchi nhấn mạnh nghiên cứu mới chỉ ở bước đầu và còn rất lâu mới đạt mục tiêu cuối cùng là thử nghiệm cấy toàn bộ một cơ quan người ở động vật. Giáo sư Nakauchi cũng khẳng định nhóm nghiên cứu của ông sẽ tiếp tục rất thận trọng trên cơ sở những quan ngại đạo đức.
Các quy định về việc cấy tế bào gốc người vào động vật ở mỗi nước khác nhau. Mỹ không hạn chế việc tạo ra các động vật có cấy tế bào người, trong khi nhiều nước khác cấm duy trì động vật được cấy tế bào người tồn tại hơn 2 tuần.
Trước đây, Nhật Bản đã yêu cầu các nhà nghiên cứu hủy các phôi thai động vật được cấy tế bào người sau 14 ngày và không được đưa các phôi này vào tử cung động vật để phát triển. Yêu cầu này được đưa ra do những lo ngại về đạo đức.
Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đã dỡ bỏ các quy định trên, qua đó các nhà nghiên cứu được xin phép thực hiện các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Giáo sư Nakauchi cho biết nghiên cứu do ông đứng đầu sẽ tạo ra các phôi thai động vật như chuột, lợn thiếu một cơ quan cụ thể - như tụy. Sau đó các các phôi thai này được cấy tế bào iPS của người để có thể phát triển thành tụy bị thiếu đó. Các phôi này có thể được cấy vào tử cung, và về lý thuyết các phôi này có thể tồn tại hết thai kỳ với một tụy người đầy đủ chức năng.
Tuy nhiên, Giáo sư Nakauchi nhấn mạnh nghiên cứu mới chỉ ở bước đầu và còn rất lâu mới đạt mục tiêu cuối cùng là thử nghiệm cấy toàn bộ một cơ quan người ở động vật. Giáo sư Nakauchi cũng khẳng định nhóm nghiên cứu của ông sẽ tiếp tục rất thận trọng trên cơ sở những quan ngại đạo đức.
Các quy định về việc cấy tế bào gốc người vào động vật ở mỗi nước khác nhau. Mỹ không hạn chế việc tạo ra các động vật có cấy tế bào người, trong khi nhiều nước khác cấm duy trì động vật được cấy tế bào người tồn tại hơn 2 tuần.
Thúc Anh