Sẵn sàng tinh thần mọi lúc, mọi nơi
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã chủ trì buổi làm việc bàn về các biện pháp phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đề nghị các sở, ban ngành, địa phương luôn trong tinh thần sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi để cùng tham gia vào công tác phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Theo đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu UBND thành phố về việc phòng, chống dịch do nCoV; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh từ vùng dịch phải tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; tăng cường giám sát tại cộng đồng thực hiện tốt quy trình xử lý.
Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản Nhi thực hiện nghiêm túc công tác phân luồng, cách ly và điều trị bệnh nhân; kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, hạn chế thấp nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra và không để lây lan dịch bệnh trong cơ sở y tế. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cần có phương án đáp ứng hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch. Trong trường hợp cần thiết, cần chủ động điều chuyển trang thiết bị chuyên dùng giữa các cơ sở y tế để đảm bảo công tác chống dịch; cung cấp thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh, số điện thoại đường dây nóng, các khuyến cáo, biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đến với người dân.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Cảng vụ Đà Nẵng làm việc với cơ quan liên quan tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng, bố trí phòng cách ly và kho trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh riêng biệt; đảm bảo công tác cách ly hành khách nghi ngờ.
Sở Du lịch cần có những khuyến cáo các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn phối hợp với ngành y tế trong công tác giám sát cộng đồng, thu thập thông tin du khách, thông tin lưu trú; cung cấp thông tin về bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với khách du lịch đang lưu trú tại Đà Nẵng. Đặc biệt, Sở Du lịch cần có những biện pháp tránh để sụt giảm lượng du khách đến với thành phố, gìn giữ hình ảnh Đà Nẵng trong lòng du khách.
Sở Ngoại Vụ phối hợp với các cơ quan quản lý nước ngoài lưu trú trên địa bàn thành phố; bố trí phiên dịch viên để phối hợp với ngành y tế trong các trường hợp cần thiết. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nghiên cứu, đề xuất các phương pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát tại các tuyến điểm giao thông. Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn cụ thể đến với các học sinh, sinh viên, giáo viên về việc phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV; đồng thời khuyến cáo phụ sinh học sinh không nên hoang mang trước thông tin về dịch bệnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Cục Quản lý thị trường tổ chức việc thanh tra, giám sát và có biện pháp xử phạt đối với hành vi đầu cơ, nâng giá các mặt hàng trọng yếu phòng chống dịch như khẩu trang, nước khử trùng, gang tay…; phối hợp với Sở Y tế tìm kiếm nguồn hàng y tế, không để tình trạng cháy hàng xảy ra.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Xây dựng nhanh chóng kêu gọi thầu, sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, có thể xây dựng bệnh viện dã chiến trong thời hạn ngắn nhất. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí chủ động hợp tác chặt chẽ với ngành y tế cung cấp thông tin phòng chống bệnh dịch một cách khách quan, tránh gây hoang mang trong dư luận; đồng thời khuyến cáo người dân không nên đến nơi đang có dịch khi không cần thiết.
Triển khai cấp bách các kế hoạch phòng, chống dịch
UBND tỉnh Cà Mau đã khẩn trương tổ chức cuộc họp nhằm triển khai cấp bách các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, Cà Mau đã đưa ra 3 tình huống nhằm kịp thời xử lý không để dịch bệnh lây lan, hạn chế ở mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.
Chỉ đạo tại buổi họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã quán triệt phương châm để thực hiện các mục tiêu nêu trên là: Quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời và bình tĩnh.
Cụ thể, đối với nhóm tình huống 1 và 2, tức là chưa xuất hiện hoặc xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Cà Mau, cần tăng cường công tác truyền thông để mỗi người dân hiểu và có ý thức tự phòng ngừa. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chủ trương dừng tất cả các “đoàn ra - đoàn vào”, bao gồm: Các đoàn đi công tác, học tập, tham quan, du lịch và lao động… đến các vùng có dịch.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị tổ chức du lịch để rà soát, hạn chế các “đoàn ra - đoàn vào” tỉnh “Cà Mau, không khuyến nghị các đoàn khách ra – vào tỉnh ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là các đoàn khách đến từ những vùng có dịch. Tỉnh Cà Mau chấp nhận mất doanh thu từ du lịch”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nói.
Theo thống kê, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, Cà Mau đã đón 677 du khách quốc tế, trong đó có hơn 26 khách đến từ Trung Quốc. Số du khách này đã ở rải rác tại 16 khách sạn trên toàn tỉnh. Hiện còn 3 du khách đến từ Trung Quốc đang lưu trú tại huyện Năm Căn. Theo đại diện Cảng Hàng không tỉnh Cà Mau, từ ngày 15/1 đến nay có trên 100 hành khách là người Trung Quốc đến Cà Mau.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo rõ: “Phải nắm lại tất cả những cơ sở trong tỉnh vừa đón du khách lưu trú. Trường hợp, các du khách này vẫn còn lưu trú phải báo ngay cho ngành Y tế để tiến hành kiểm tra, giám sát đúng các quy trình cần thiết, nếu có trường hợp nghi ngờ phải tiến hành các biện pháp cách ly, kể cả những người có tiếp xúc với du khách đó”.
Tại buổi họp, một vấn đề khác được các địa phương trong tỉnh quan tâm chính là tỉnh Cà Mau hiện có số cô dâu đang sinh sống tại Trung Quốc và các vùng lãnh thổ là rất lớn. Vấn đề này, người đứng đầu tỉnh Cà Mau chỉ đạo các địa phương phải rà soát và có kế hoạch cụ thể để giám sát một cách liên tục.
Về việc “cháy” các mặt hàng khẩu trang vì nhu cầu tăng đột biến trong những ngày qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Thanh tra Sở Y tế kết hợp với Quản lý thị trường tại các địa phương tập trung quản lý kinh doanh, qua đó kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh mua bán dược phẩm, thiết bị y tế trên toàn tỉnh. Chủ tịch UBND các huyện kết hợp các đội quản lý thị trường tiến hành hướng dẫn, khuyến cáo, kiểm tra nguồn gốc trang thiết bị, vật tư y tế đảm bảo đúng chuẩn, chất lượng. Đặc biệt, ngành chức năng phải quản lý giá cả các mặt hàng này, tránh tình trạng ghim hàng chờ tăng giá, hay có biểu hiện “chặt – chém” khi người dân có nhu cầu để phòng dịch; nếu phát hiện phải xử lý nghiêm và báo cáo về Ban chỉ đạo để tiến hành xử lý đúng quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, đối với tình huống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, tất cả những công việc của tình huống trên phải được thực hiện ở mức cao hơn, gồm tăng cường từ nguồn nhân lực; mua sắm hóa chất, dụng cụ, thêm bệnh viện chịu trách nhiệm nhận bệnh nhân… Tùy theo tình huống mà có giải pháp, hướng đi cho phù hợp. Trước mắt, tối 31/1, Chủ tịch UBND các địa phương phải triển khai các kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Dũng thông tin, trên địa bàn tỉnh hiện chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Để chủ động phòng, chống dịch, Cà Mau đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau và Bệnh viện Sản – Nhi. Ngoài ra, ở mỗi huyện, thành phố cũng đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh, tất cả đều được trang bị kiến thức và cơ số thuốc để chủ động phòng, chống dịch bệnh. Chiều tối 30/1, tỉnh đã tiến hành tiêu độc khử trùng tại cảng hàng không và tất cả bến tàu, bến xe trên địa bàn tỉnh. Trước đó, ngày 30/1, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tích cực thực hiện các phương án phòng chống
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương chủ trì họp khẩn để ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Tại Phú Yên chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Tuy nhiên các biện pháp phòng, chống đang được tỉnh tiến hành khẩn trương. Tỉnh đã xây dựng kịch bản với 3 tình huống ứng phó với dịch bệnh. Nếu xảy ra dịch bệnh, bệnh nhân sẽ được thu dung và điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên cho biết: Ngành đang tích cực thực hiện các phương án phòng chống. Các thiết bị liên quan đến điều trị như máy thở, máy lọc máu, các phòng cách ly... theo quy định của Bộ Y tế đã được bố trí sẵn sàng.
Chiều 31/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương yêu cầu các địa phương trong tỉnh chủ động phòng ngừa dịch bệnh; đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền để tất cả người dân cùng biết rõ mức độ nguy hiểm; cách phòng chống dịch bệnh. Các đơn vị thông tin đại chúng tăng cường số lượng, thời lượng tuyên truyền, công khai tình hình dịch bệnh tại địa phương. Ngành y tế phải có khuyến cáo rõ việc rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Đối với học sinh, phải thông tin về dịch bệnh đến từng phụ huynh.
Để phòng chống dịch bệnh, người dân cần chủ động thực hiện vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân; chú ý không di chuyển đến nơi đông người, nhất là những vùng có người đã bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Khi đi ngoài đường cần đeo khẩu trang y tế. Khẩu trang chỉ nên dùng một lần và khi đeo phải trùm kín cả miệng lẫn mũi. Khi có trường hợp nghi nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, người dân Phú Yên cần thông tin đến số điện thoại đường dây nóng là: 0988.373.677 (Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên).
Triển khai kế hoạch phòng, chống dịch
Chiều 31/1, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn tỉnh hiện chưa ghi nhận trường hợp xác định nhiễm bệnh do nCoV gây ra. Sở cũng đã thành lập đoàn đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn; qua đó lưu ý các đơn vị cần tích cực theo dõi tình trạng sức khỏe đối với những trường hợp người dân từ Trung Quốc trở về hoặc có tiếp xúc với người từ Trung Quốc về, để kịp thời xử lý khi có biểu hiện nhiễm bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng. Sở đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về phòng, chống bệnh; triển khai kịp thời hướng dẫn của Bộ Y tế cho nhân viên y tế về quy trình điều trị bệnh nhân để tránh lây nhiễm...
Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long Văn Công Minh cho biết, để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, Sở Y tế thành lập hai đội phản ứng nhanh do lãnh đạo Sở Y tế làm đội trưởng, mỗi Trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn tỉnh thành lập một đội phản ứng nhanh do lãnh đạo trung tâm, bệnh viện làm đội trưởng; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An Loan Trâm, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á là các đơn vị tiếp nhận cách ly điều trị các trường hợp nhiễm nCoV.
Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tổ chức khu vực cách ly, phòng khám hô hấp riêng nhằm phân luồng, cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. Khi có trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV phải báo ngay về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Long để triển khai các giải pháp hỗ trợ xử lý nhanh và đúng quy trình. Các đơn vị tăng cường phối hợp với công an địa phương nắm số lượng người từ Trung Quốc đến địa phương hoặc ở địa phương sang Trung Quốc rồi trở về để kịp thời theo dõi tình hình sức khỏe; đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng bệnh cho người dân để chủ động thông tin khi có dấu hiệu nghi bệnh và chủ động phòng bệnh; thực hiện giám sát ca bệnh và rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ bảo hộ để hạn chế lây lan.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã chủ trì buổi làm việc bàn về các biện pháp phòng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đề nghị các sở, ban ngành, địa phương luôn trong tinh thần sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi để cùng tham gia vào công tác phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra. Theo đó, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu UBND thành phố về việc phòng, chống dịch do nCoV; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh từ vùng dịch phải tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; tăng cường giám sát tại cộng đồng thực hiện tốt quy trình xử lý.
Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phụ sản Nhi thực hiện nghiêm túc công tác phân luồng, cách ly và điều trị bệnh nhân; kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, hạn chế thấp nhất biến chứng, tử vong do bệnh gây ra và không để lây lan dịch bệnh trong cơ sở y tế. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế cần có phương án đáp ứng hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch. Trong trường hợp cần thiết, cần chủ động điều chuyển trang thiết bị chuyên dùng giữa các cơ sở y tế để đảm bảo công tác chống dịch; cung cấp thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh, số điện thoại đường dây nóng, các khuyến cáo, biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đến với người dân.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Cảng vụ Đà Nẵng làm việc với cơ quan liên quan tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Đà Nẵng, bố trí phòng cách ly và kho trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh riêng biệt; đảm bảo công tác cách ly hành khách nghi ngờ.
Sở Du lịch cần có những khuyến cáo các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn phối hợp với ngành y tế trong công tác giám sát cộng đồng, thu thập thông tin du khách, thông tin lưu trú; cung cấp thông tin về bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh đối với khách du lịch đang lưu trú tại Đà Nẵng. Đặc biệt, Sở Du lịch cần có những biện pháp tránh để sụt giảm lượng du khách đến với thành phố, gìn giữ hình ảnh Đà Nẵng trong lòng du khách.
Sở Ngoại Vụ phối hợp với các cơ quan quản lý nước ngoài lưu trú trên địa bàn thành phố; bố trí phiên dịch viên để phối hợp với ngành y tế trong các trường hợp cần thiết. Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nghiên cứu, đề xuất các phương pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát tại các tuyến điểm giao thông. Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn cụ thể đến với các học sinh, sinh viên, giáo viên về việc phòng tránh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV; đồng thời khuyến cáo phụ sinh học sinh không nên hoang mang trước thông tin về dịch bệnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Cục Quản lý thị trường tổ chức việc thanh tra, giám sát và có biện pháp xử phạt đối với hành vi đầu cơ, nâng giá các mặt hàng trọng yếu phòng chống dịch như khẩu trang, nước khử trùng, gang tay…; phối hợp với Sở Y tế tìm kiếm nguồn hàng y tế, không để tình trạng cháy hàng xảy ra.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Xây dựng nhanh chóng kêu gọi thầu, sẵn sàng trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, có thể xây dựng bệnh viện dã chiến trong thời hạn ngắn nhất. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí chủ động hợp tác chặt chẽ với ngành y tế cung cấp thông tin phòng chống bệnh dịch một cách khách quan, tránh gây hoang mang trong dư luận; đồng thời khuyến cáo người dân không nên đến nơi đang có dịch khi không cần thiết.
Triển khai cấp bách các kế hoạch phòng, chống dịch
UBND tỉnh Cà Mau đã khẩn trương tổ chức cuộc họp nhằm triển khai cấp bách các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, Cà Mau đã đưa ra 3 tình huống nhằm kịp thời xử lý không để dịch bệnh lây lan, hạn chế ở mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong.
Chỉ đạo tại buổi họp, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã quán triệt phương châm để thực hiện các mục tiêu nêu trên là: Quyết liệt, chặt chẽ, kịp thời và bình tĩnh.
Cụ thể, đối với nhóm tình huống 1 và 2, tức là chưa xuất hiện hoặc xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào tỉnh Cà Mau, cần tăng cường công tác truyền thông để mỗi người dân hiểu và có ý thức tự phòng ngừa. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chủ trương dừng tất cả các “đoàn ra - đoàn vào”, bao gồm: Các đoàn đi công tác, học tập, tham quan, du lịch và lao động… đến các vùng có dịch.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị tổ chức du lịch để rà soát, hạn chế các “đoàn ra - đoàn vào” tỉnh “Cà Mau, không khuyến nghị các đoàn khách ra – vào tỉnh ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là các đoàn khách đến từ những vùng có dịch. Tỉnh Cà Mau chấp nhận mất doanh thu từ du lịch”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nói.
Theo thống kê, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, Cà Mau đã đón 677 du khách quốc tế, trong đó có hơn 26 khách đến từ Trung Quốc. Số du khách này đã ở rải rác tại 16 khách sạn trên toàn tỉnh. Hiện còn 3 du khách đến từ Trung Quốc đang lưu trú tại huyện Năm Căn. Theo đại diện Cảng Hàng không tỉnh Cà Mau, từ ngày 15/1 đến nay có trên 100 hành khách là người Trung Quốc đến Cà Mau.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo rõ: “Phải nắm lại tất cả những cơ sở trong tỉnh vừa đón du khách lưu trú. Trường hợp, các du khách này vẫn còn lưu trú phải báo ngay cho ngành Y tế để tiến hành kiểm tra, giám sát đúng các quy trình cần thiết, nếu có trường hợp nghi ngờ phải tiến hành các biện pháp cách ly, kể cả những người có tiếp xúc với du khách đó”.
Tại buổi họp, một vấn đề khác được các địa phương trong tỉnh quan tâm chính là tỉnh Cà Mau hiện có số cô dâu đang sinh sống tại Trung Quốc và các vùng lãnh thổ là rất lớn. Vấn đề này, người đứng đầu tỉnh Cà Mau chỉ đạo các địa phương phải rà soát và có kế hoạch cụ thể để giám sát một cách liên tục.
Về việc “cháy” các mặt hàng khẩu trang vì nhu cầu tăng đột biến trong những ngày qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Thanh tra Sở Y tế kết hợp với Quản lý thị trường tại các địa phương tập trung quản lý kinh doanh, qua đó kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh mua bán dược phẩm, thiết bị y tế trên toàn tỉnh. Chủ tịch UBND các huyện kết hợp các đội quản lý thị trường tiến hành hướng dẫn, khuyến cáo, kiểm tra nguồn gốc trang thiết bị, vật tư y tế đảm bảo đúng chuẩn, chất lượng. Đặc biệt, ngành chức năng phải quản lý giá cả các mặt hàng này, tránh tình trạng ghim hàng chờ tăng giá, hay có biểu hiện “chặt – chém” khi người dân có nhu cầu để phòng dịch; nếu phát hiện phải xử lý nghiêm và báo cáo về Ban chỉ đạo để tiến hành xử lý đúng quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, đối với tình huống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, tất cả những công việc của tình huống trên phải được thực hiện ở mức cao hơn, gồm tăng cường từ nguồn nhân lực; mua sắm hóa chất, dụng cụ, thêm bệnh viện chịu trách nhiệm nhận bệnh nhân… Tùy theo tình huống mà có giải pháp, hướng đi cho phù hợp. Trước mắt, tối 31/1, Chủ tịch UBND các địa phương phải triển khai các kế hoạch cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Dũng thông tin, trên địa bàn tỉnh hiện chưa ghi nhận ca nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona gây ra. Để chủ động phòng, chống dịch, Cà Mau đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau và Bệnh viện Sản – Nhi. Ngoài ra, ở mỗi huyện, thành phố cũng đã thành lập 2 đội phản ứng nhanh, tất cả đều được trang bị kiến thức và cơ số thuốc để chủ động phòng, chống dịch bệnh. Chiều tối 30/1, tỉnh đã tiến hành tiêu độc khử trùng tại cảng hàng không và tất cả bến tàu, bến xe trên địa bàn tỉnh. Trước đó, ngày 30/1, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Tích cực thực hiện các phương án phòng chống
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương chủ trì họp khẩn để ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Tại Phú Yên chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi nhiễm bệnh. Tuy nhiên các biện pháp phòng, chống đang được tỉnh tiến hành khẩn trương. Tỉnh đã xây dựng kịch bản với 3 tình huống ứng phó với dịch bệnh. Nếu xảy ra dịch bệnh, bệnh nhân sẽ được thu dung và điều trị tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên cho biết: Ngành đang tích cực thực hiện các phương án phòng chống. Các thiết bị liên quan đến điều trị như máy thở, máy lọc máu, các phòng cách ly... theo quy định của Bộ Y tế đã được bố trí sẵn sàng.
Chiều 31/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đại Dương yêu cầu các địa phương trong tỉnh chủ động phòng ngừa dịch bệnh; đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền để tất cả người dân cùng biết rõ mức độ nguy hiểm; cách phòng chống dịch bệnh. Các đơn vị thông tin đại chúng tăng cường số lượng, thời lượng tuyên truyền, công khai tình hình dịch bệnh tại địa phương. Ngành y tế phải có khuyến cáo rõ việc rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Đối với học sinh, phải thông tin về dịch bệnh đến từng phụ huynh.
Để phòng chống dịch bệnh, người dân cần chủ động thực hiện vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân; chú ý không di chuyển đến nơi đông người, nhất là những vùng có người đã bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Khi đi ngoài đường cần đeo khẩu trang y tế. Khẩu trang chỉ nên dùng một lần và khi đeo phải trùm kín cả miệng lẫn mũi. Khi có trường hợp nghi nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, người dân Phú Yên cần thông tin đến số điện thoại đường dây nóng là: 0988.373.677 (Bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên).
Triển khai kế hoạch phòng, chống dịch
Chiều 31/1, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trên địa bàn tỉnh hiện chưa ghi nhận trường hợp xác định nhiễm bệnh do nCoV gây ra. Sở cũng đã thành lập đoàn đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn; qua đó lưu ý các đơn vị cần tích cực theo dõi tình trạng sức khỏe đối với những trường hợp người dân từ Trung Quốc trở về hoặc có tiếp xúc với người từ Trung Quốc về, để kịp thời xử lý khi có biểu hiện nhiễm bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng. Sở đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về phòng, chống bệnh; triển khai kịp thời hướng dẫn của Bộ Y tế cho nhân viên y tế về quy trình điều trị bệnh nhân để tránh lây nhiễm...
Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Long Văn Công Minh cho biết, để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, Sở Y tế thành lập hai đội phản ứng nhanh do lãnh đạo Sở Y tế làm đội trưởng, mỗi Trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn tỉnh thành lập một đội phản ứng nhanh do lãnh đạo trung tâm, bệnh viện làm đội trưởng; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An Loan Trâm, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á là các đơn vị tiếp nhận cách ly điều trị các trường hợp nhiễm nCoV.
Các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh tổ chức khu vực cách ly, phòng khám hô hấp riêng nhằm phân luồng, cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh. Khi có trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV phải báo ngay về Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Vĩnh Long để triển khai các giải pháp hỗ trợ xử lý nhanh và đúng quy trình. Các đơn vị tăng cường phối hợp với công an địa phương nắm số lượng người từ Trung Quốc đến địa phương hoặc ở địa phương sang Trung Quốc rồi trở về để kịp thời theo dõi tình hình sức khỏe; đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng bệnh cho người dân để chủ động thông tin khi có dấu hiệu nghi bệnh và chủ động phòng bệnh; thực hiện giám sát ca bệnh và rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ bảo hộ để hạn chế lây lan.
Phóng viên TTXVN tại các địa phương