Thời tiết Đông Xuân ở miền Bắc là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp nói chung và cúm mùa nói riêng phát triển. Cùng với đó, thời điểm hiện tại đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại du Xuân đầu năm của người dân lớn, tạo nên nhiều khu vực tập trung đông người, kèm theo các dịch vụ vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi...; trong thời tiết nồm ẩm sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm, sởi, ho gà, rubella, tiêu chảy… Do đó, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Từ ngày 4-14/2, tại thôn Bung Koong (xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) ghi nhận 12 con trâu, bò chết bất thường. Tiến hành xác minh, ngành chức năng huyện Đăk Glei nghi các gia súc bị chết do nhiễm tụ huyết trùng và đã lấy mẫu đi xét nghiệm.
Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại trên địa bàn, nhất là tại các địa phương vùng cao, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh trên đàn vật nuôi trong thời gian còn lại của năm 2024.
Những ngày gần đây, tại Hà Tĩnh, mưa, lũ diễn biến rất phức tạp, gây ngập lụt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân. Hiện nay, mưa đã giảm bớt nhưng nước lũ rút chậm, ngành Y tế Hà Tĩnh huy động lực lượng về các địa phương cùng với chính quyền hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước, giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh tật xảy ra.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, trong tháng 5- 6/2023, trên địa bàn huyện Krông Pa đã phát hiện 60 con bò chết rải rác tại 43 hộ dân/16 thôn/7 xã Phú Cần, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Rcăm, Ia Rsai, Uar, Ia Hdreh. Trước tình hình đó, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa đã kiểm tra thực tế và phát hiện có triệu chứng điển hình của bệnh ung khí thán.
Sau mưa, bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Do đó, một trong những nhiệm vụ cần thực hiện ngay sau khi bão, lũ rút chính là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Ngày 4/8, đoàn công tác do Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan dẫn đầu đã làm việc với tỉnh Đắk Lắk về công tác khám chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Tại Sóc Trăng, thời điểm này đang là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Số ca bệnh đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống.
Hiện Sóc Trăng đã bước vào mùa mưa, ẩm và đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, sởi, ho gà… Thời gian gần đây, số ca mắc liên tục tăng cao, bên cạnh đó, dù dịch COVID-19 đã được khống chế, kiểm soát nhưng biến thể phụ của Omicron đã xâm nhập vào nước ta, có thể lây lan nhanh, làm gia tăng dịch bệnh trở lại. Do đó, ngày 17/7, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn đã ký Công văn số 728-CV/TU, chỉ đạo về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/12, Bộ Y tế phối hợp Bộ Ngoại giao, tổ chức lễ mít tinh bằng hình thức trực tuyến, kết nối 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh (27/12) với chủ đề "Tăng cường quản lý nhóm nguy cơ".
Những ngày qua, tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, hàng nghìn người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận ồ ạt tự phát trở về quê, gây áp lực rất lớn đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19. Sau khi người dân được tiếp nhận và đưa về địa phương cách ly theo quy định, nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Ngày 30/7, Bộ Y tế có công văn hỏa tốc số 6140/BYT-KCB gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc huy động các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trong thời tiết nắng nóng cao điểm của những ngày cuối tháng 5/2021, các cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế, lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Hòa Bình vẫn giữ vững quyết tâm, ý thức trách nhiệm cao, khắc phục khó khăn nơi tuyến đầu, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, góp phần đem lại sự bình yên cho cộng đồng.
Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vật nuôi. Bà con chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày và tăng cường chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết cùng sự đe dọa của dịch bệnh với vật nuôi.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đợt mưa lũ xảy ra từ 18 đến 20/10 vừa qua, đã có 40 trạm y tế bị ngập trong nước lũ, tập trung chủ yếu tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Kỳ Anh, Can Lộc và thị xã Kỳ Anh. Để đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho người dân, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh và các bệnh viện, trung tâm y tế huyện đã tổ chức nhiều đoàn đến các cơ sở y tế để hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc công tác phòng chống dịch như hướng dẫn xử lý nước sinh hoạt, tặng quà, tặng cơ số thuốc, vật tư y tế phòng chống bão lũ...
Theo Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, phong trào tập thể dục giữa giờ “Khỏe để lao động sản xuất” sau hơn 1 năm phát động, đến nay đã có trên 2.800 Công đoàn cơ sở với hơn 181.000 công nhân viên chức lao động tham gia. Trong đó, hơn 1.300 Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước với gần 100.000 công nhân, người lao động tham gia.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hòa Bình, từ ngày 4/4, các chốt liên ngành kiểm soát, phòng chống dịch bệnh COVID-19 được lập tại các cửa ngõ ra, vào thành phố Hòa Bình, đường liên tỉnh, liên huyện và các tuyến đường chính nội đô, khu chợ.
Nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, ngày 22/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã truyền thông điệp đến hàng triệu người dân Việt Nam: “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (dịch nCoV) đang diễn biến phức tạp, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch bệnh.
Sáng 1/2, ông Hoàng Quốc Hương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai đã nhận được kết quả trả lời của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xác định thêm 5 trường hợp người Việt Nam sốt đang cách ly tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai âm tính với chủng mới của virus Corona.
Ngày 31/1, các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Cà Mau, Phú Yên, Vĩnh Long đã tổ chức họp khẩn, bàn biện pháp ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 31/1 cho biết: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công điện số 393 /CĐ-BVHTTDL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Toàn bộ bức tranh về dịch bệnh của Thành phố được hiện ra chỉ sau một “click chuột” và ngay lập tức các ổ dịch được khoanh vùng, xử lý, hạn chế lây lan ra các khu vực khác. Đây là công cụ đắc lực giúp Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, kiểm soát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn trong 3 năm qua.
Lạng Sơn là tỉnh có biên giới giáp với Trung Quốc với hai cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên nên sự giao lưu hàng hóa, phương tiện cũng như hành khách qua lại biên giới tương đối lớn, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế. Song, đây cũng chính là “điểm nóng” phát sinh các bệnh truyền nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào nếu không chủ động có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ngay tại cửa khẩu.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh tay chân miệng, bệnh sởi và các bệnh truyền nhiễm khác trong các trường học cũng như trên địa bàn thành phố, ngày 3/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tích cực triển khai hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học.
Sáng 28/9, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh tại một số cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.