Bài 1: Bộn bề di dời nhà ven kênh rạch
Với 2.953 tuyến sông, kênh, rạch, Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế phát triển kinh tế xã hội, văn hoá mang đậm sông nước Nam Bộ nhưng đồng thời, cũng đang phải đối mặt với bài toán nan giải việc lấn chiếm, hình thành các khu dân cư tự phát, nhà lụp xụp trên và ven kênh. Hệ quả khiến dòng kênh ngày càng nhỏ hẹp, làm giảm lưu lượng dòng chảy, ô nhiễm môi trường, gây ngập lụt, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và chất lượng sống của người dân.
Chỉ tiêu quá lớn
Theo thống kê của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có 21.851 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung nhiều nhất ở quận 8 (gần 10.000 căn), quận Bình Thạnh (hơn 1.800 căn), quận 7 (hơn 1.700 căn), quận 4 (hơn 1.600 căn)...
Thành phố phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 cơ bản hoàn tất di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch; tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn, gắn với chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh, rạch. Thành phố sẽ ưu tiên triển khai các dự án di dời, cải tạo bờ Nam kênh Đôi, rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, rạch Cầu Dừa, hồ Song Tân, rạch Bần Đôn…
Nhận thấy mục tiêu ban đầu này quá lớn, khó hoàn thành nên cuối năm 2018, UBND thành phố phân kỳ lại kế hoạch thực hiện. Theo đó, thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành di dời 10.000 căn. Đến năm 2021 là 6.646 căn và số còn lại sẽ hoàn thành trước năm 2025. Tuy nhiên chỉ còn 1 năm nữa sẽ hết nhiệm kỳ 2016 - 2020, chỉ tiêu này đang đối mặt với nguy cơ “vỡ trận”, không khả thi.
Để giải quyết mục tiêu quá lớn nêu trên, thành phố sẽ phải thực hiện 65 dự án với tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư ước tính hơn 44.000 tỷ đồng. Cụ thể là 3 nhóm dự án gồm nhóm dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách với tổng kinh phí dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng, nhóm dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) có tổng kinh phí hơn 19.000 tỷ đồng và nhóm dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị.
Vào đầu năm 2018, thành phố đã tổ chức hội nghị quốc tế kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà trên và ven kênh rạch. Nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã tham gia hội nghị, tìm kiếm cơ hội đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào được triển khai.
Mặt khác, thành phố đang điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh, phấn đấu hoàn thành các nội dung cơ bản của việc điều chỉnh chậm nhất trong quý I/2020. Vì thế, việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các khu đất dọc kênh rạch phục vụ việc di dời nhà trên và ven kênh sẽ ở trong trạng thái “chờ đợi”, ảnh hưởng đến tiến độ chung thực hiện chương trình.
Khảo sát thực tế tại nhiều hộ gia đình đang sinh sống dọc hai bờ kênh Tàu Hũ (quận 8) cho thấy, hầu hết các gia đình đều nghe nói đến việc giải tỏa. Cơ quan chức năng cũng đã đến khảo sát, đo đạc nhưng chưa có ý kiến hoặc đang lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân. Nhiều hộ dân ở Hẻm 1072 đường Phạm Thế Hiển (quận 8) sinh sống qua nhiều thế hệ đang khắc khoải chờ đợi triển khai dự án nhưng lo âu vì chưa biết đi đâu.
Chẳng hạn như hộ ông Trần Tấn Kiệt, ngụ tại 1072/14B/2 đường Phạm Thế Hiển (quận 8) đã sinh sống 55 năm trong ngôi nhà tạm bợ, chênh vênh trên những cây cột được cắm xuống lòng kênh với diện tích hơn 40 m2. Ông Kiệt cho biết, người dân có biết chủ trương của thành phố giải tỏa làm bờ kè, công viên, đường ven kênh nhưng không biết chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng như thế nào, sẽ bố trí cho người dân tiền mặt hay căn hộ tái định cư. Hiện nay chỉ mới có cán bộ đến đo đạc, ghi chép mà chưa có thông báo cụ thể gì.
Tương tự, bà Võ Thị Bảy, cũng ngụ trong hẻm 1072 đường Phạm Thế Hiển (quận 8) cho hay, bản thân bà là thế hệ thứ 2 và con cái sinh sống tại khu vực. Những năm trước, chính quyền cho phép làm giấy tờ nhà đất, nhưng do khó khăn nên không có tiền làm. Đến khi Nhà nước chủ trương di dời sẽ bị thiệt thòi so với những nhà đã có giấy tờ nhà đất đầy đủ. Bà Bảy mong muốn được tiếp xúc, gặp gỡ với chính quyền trước khi di dời, giải toả để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đạt được sự đồng thuận, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân và nhà nước.
Hạn hẹp nguồn lực
Thông tin về tiến độ thực hiện chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến nay có 3 dự án đã hoàn thành, di dời được 1.086 căn, 6 dự án đang thực hiện bồi thường dở dang, 19 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư công, 8 dự án đã xác định được ranh quy hoạch, 20 dự án đang thực hiện điều tra khảo sát hiện trạng, xác định ranh mốc dự án, 3 dự án chỉnh trang kết hợp với nhà ở thương mại, 6 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư. Ước tính giai đoạn 2016 - 2020 thành phố bồi thường và di dời được 7.266 căn, chỉ đạt 36,3% kế hoạch đề ra.
Như vậy, kết quả thực hiện so với kế hoạch đề ra là quá khiêm tốn trong khi thời gian thực hiện chương trình chỉ còn 1 năm. Lãnh đạo UBND thành phố cũng thẳng thắn nhìn nhận, kết quả di dời nhà trên và ven kênh rạch còn khiêm tốn, chủ yếu tập trung ở các dự án sử dụng vốn ngân sách, chưa kêu gọi được dự án vốn ngoài ngân sách hoặc vốn ODA. Vẫn còn 28 dự án chưa thực hiện các thủ tục đầu tư trình cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư để lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình quyết định đầu tư theo Luật Đầu tư công.
Theo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiến độ thực hiện chậm. Hiện nay, tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại giảm từ 23% còn 18% trong khi phải cân đối cho nhiều chương trình đột phá khác như: giảm ùn tắc giao thông, chống ngập nước, ô nhiễm môi trường. Đồng thời từ năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã chấm dứt cho vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Trong khi đó những tuyến rạch nhánh, rạch nhỏ không thực hiện mở biên chỉnh trang hoặc quỹ đất dọc kênh có giá trị thương mại không cao nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư.
Thành phố cũng không còn nhiều quỹ đất công có giá trị lớn thanh toán cho doanh nghiệp. Hiện thành phố có 73 dự án BT (hợp đồng - xây dựng) đang triển khai cần cân đối quỹ đất có giá trị khoảng 200.000 tỷ đồng nên cũng ảnh hưởng đến việc dùng quỹ đất thanh toán cho dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Trong khi đó, vốn đầu tư dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch lớn, thời gian thực hiện lâu, không có nhiều nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm. Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư trung bình từ 1,5 tỷ - 2,6 tỷ đồng/căn. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất kéo dài, trình tự đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư mất nhiều thời gian ít nhất từ 647 ngày trong khi nhiệm vụ đang rất cấp bách.
Trong thời gian còn lại, để đạt được kế hoạch đề ra, thành phố phấn đấu hoàn thành các phần việc cụ thể như xác định ranh, mép bờ cao và hành lang bảo vệ các tuyến kênh rạch, tổ chức cắm mốc bàn giao ranh mốc ngoài thực địa, làm cơ sở xác định quy mô, phạm vi thực hiện dự án. Hoàn tất việc trình, phê duyệt chủ trương, đầu tư công các dự án sử dụng ngân sách làm cơ sở để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, lập và duyệt dự án bồi thường để đảm bảo đủ điều kiện được ghi vốn triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Về công tác di dời, Sở Xây dựng sẽ hoàn thành kế hoạch bố trí tái định cư, tổ chức thực hiện nơi ở mới cho hộ gia đình, cá nhân đang sống trên và ven kênh rạch bao gồm 3 nhóm là hộ dân được bồi thường, tự tạo lập nơi ở mới; hộ dân được bồi thường nhưng không đủ khả năng tạo lập nơi ở mới và hộ dân không đủ điều kiện bồi thường.
Để giải quyết bài toán này, thành phố cũng đã đề ra nhiệm vụ năm 2020 - 2025 sẽ xây dựng 20.000 căn hộ tái định cư đồng thời đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án thí điểm rút ngắn quy trình giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... với kỳ vọng sẽ tháo nút thắt bế tắc lâu nay khi tiến hành giải phóng mặt bằng./. (Còn tiếp)
Với 2.953 tuyến sông, kênh, rạch, Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế phát triển kinh tế xã hội, văn hoá mang đậm sông nước Nam Bộ nhưng đồng thời, cũng đang phải đối mặt với bài toán nan giải việc lấn chiếm, hình thành các khu dân cư tự phát, nhà lụp xụp trên và ven kênh. Hệ quả khiến dòng kênh ngày càng nhỏ hẹp, làm giảm lưu lượng dòng chảy, ô nhiễm môi trường, gây ngập lụt, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và chất lượng sống của người dân.
Nhiều hộ gia đình vẫn còn sinh sống trên và ven kênh Tẻ (quận 8). Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Theo thống kê của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có 21.851 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung nhiều nhất ở quận 8 (gần 10.000 căn), quận Bình Thạnh (hơn 1.800 căn), quận 7 (hơn 1.700 căn), quận 4 (hơn 1.600 căn)...
Thành phố phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 cơ bản hoàn tất di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch; tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn, gắn với chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh, rạch. Thành phố sẽ ưu tiên triển khai các dự án di dời, cải tạo bờ Nam kênh Đôi, rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, rạch Cầu Dừa, hồ Song Tân, rạch Bần Đôn…
Nhận thấy mục tiêu ban đầu này quá lớn, khó hoàn thành nên cuối năm 2018, UBND thành phố phân kỳ lại kế hoạch thực hiện. Theo đó, thành phố phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành di dời 10.000 căn. Đến năm 2021 là 6.646 căn và số còn lại sẽ hoàn thành trước năm 2025. Tuy nhiên chỉ còn 1 năm nữa sẽ hết nhiệm kỳ 2016 - 2020, chỉ tiêu này đang đối mặt với nguy cơ “vỡ trận”, không khả thi.
Để giải quyết mục tiêu quá lớn nêu trên, thành phố sẽ phải thực hiện 65 dự án với tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư ước tính hơn 44.000 tỷ đồng. Cụ thể là 3 nhóm dự án gồm nhóm dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách với tổng kinh phí dự kiến khoảng 22.000 tỷ đồng, nhóm dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) có tổng kinh phí hơn 19.000 tỷ đồng và nhóm dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị.
Vào đầu năm 2018, thành phố đã tổ chức hội nghị quốc tế kêu gọi đầu tư thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà trên và ven kênh rạch. Nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã tham gia hội nghị, tìm kiếm cơ hội đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có dự án nào được triển khai.
Mặt khác, thành phố đang điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh, phấn đấu hoàn thành các nội dung cơ bản của việc điều chỉnh chậm nhất trong quý I/2020. Vì thế, việc điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 các khu đất dọc kênh rạch phục vụ việc di dời nhà trên và ven kênh sẽ ở trong trạng thái “chờ đợi”, ảnh hưởng đến tiến độ chung thực hiện chương trình.
Khảo sát thực tế tại nhiều hộ gia đình đang sinh sống dọc hai bờ kênh Tàu Hũ (quận 8) cho thấy, hầu hết các gia đình đều nghe nói đến việc giải tỏa. Cơ quan chức năng cũng đã đến khảo sát, đo đạc nhưng chưa có ý kiến hoặc đang lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân. Nhiều hộ dân ở Hẻm 1072 đường Phạm Thế Hiển (quận 8) sinh sống qua nhiều thế hệ đang khắc khoải chờ đợi triển khai dự án nhưng lo âu vì chưa biết đi đâu.
Chẳng hạn như hộ ông Trần Tấn Kiệt, ngụ tại 1072/14B/2 đường Phạm Thế Hiển (quận 8) đã sinh sống 55 năm trong ngôi nhà tạm bợ, chênh vênh trên những cây cột được cắm xuống lòng kênh với diện tích hơn 40 m2. Ông Kiệt cho biết, người dân có biết chủ trương của thành phố giải tỏa làm bờ kè, công viên, đường ven kênh nhưng không biết chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng như thế nào, sẽ bố trí cho người dân tiền mặt hay căn hộ tái định cư. Hiện nay chỉ mới có cán bộ đến đo đạc, ghi chép mà chưa có thông báo cụ thể gì.
Tương tự, bà Võ Thị Bảy, cũng ngụ trong hẻm 1072 đường Phạm Thế Hiển (quận 8) cho hay, bản thân bà là thế hệ thứ 2 và con cái sinh sống tại khu vực. Những năm trước, chính quyền cho phép làm giấy tờ nhà đất, nhưng do khó khăn nên không có tiền làm. Đến khi Nhà nước chủ trương di dời sẽ bị thiệt thòi so với những nhà đã có giấy tờ nhà đất đầy đủ. Bà Bảy mong muốn được tiếp xúc, gặp gỡ với chính quyền trước khi di dời, giải toả để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đạt được sự đồng thuận, vừa đảm bảo quyền lợi của người dân và nhà nước.
Hạn hẹp nguồn lực
Thông tin về tiến độ thực hiện chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, ông Lê Hoà Bình, Giám đốc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến nay có 3 dự án đã hoàn thành, di dời được 1.086 căn, 6 dự án đang thực hiện bồi thường dở dang, 19 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư công, 8 dự án đã xác định được ranh quy hoạch, 20 dự án đang thực hiện điều tra khảo sát hiện trạng, xác định ranh mốc dự án, 3 dự án chỉnh trang kết hợp với nhà ở thương mại, 6 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư. Ước tính giai đoạn 2016 - 2020 thành phố bồi thường và di dời được 7.266 căn, chỉ đạt 36,3% kế hoạch đề ra.
Nhiều hộ gia đình vẫn còn sinh sống trên và ven kênh Tẻ (quận 8). Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Theo Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiến độ thực hiện chậm. Hiện nay, tỷ lệ ngân sách thành phố được giữ lại giảm từ 23% còn 18% trong khi phải cân đối cho nhiều chương trình đột phá khác như: giảm ùn tắc giao thông, chống ngập nước, ô nhiễm môi trường. Đồng thời từ năm 2017, Ngân hàng Thế giới đã chấm dứt cho vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Trong khi đó những tuyến rạch nhánh, rạch nhỏ không thực hiện mở biên chỉnh trang hoặc quỹ đất dọc kênh có giá trị thương mại không cao nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư.
Thành phố cũng không còn nhiều quỹ đất công có giá trị lớn thanh toán cho doanh nghiệp. Hiện thành phố có 73 dự án BT (hợp đồng - xây dựng) đang triển khai cần cân đối quỹ đất có giá trị khoảng 200.000 tỷ đồng nên cũng ảnh hưởng đến việc dùng quỹ đất thanh toán cho dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch.
Trong khi đó, vốn đầu tư dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch lớn, thời gian thực hiện lâu, không có nhiều nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm. Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư trung bình từ 1,5 tỷ - 2,6 tỷ đồng/căn. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất kéo dài, trình tự đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư mất nhiều thời gian ít nhất từ 647 ngày trong khi nhiệm vụ đang rất cấp bách.
Trong thời gian còn lại, để đạt được kế hoạch đề ra, thành phố phấn đấu hoàn thành các phần việc cụ thể như xác định ranh, mép bờ cao và hành lang bảo vệ các tuyến kênh rạch, tổ chức cắm mốc bàn giao ranh mốc ngoài thực địa, làm cơ sở xác định quy mô, phạm vi thực hiện dự án. Hoàn tất việc trình, phê duyệt chủ trương, đầu tư công các dự án sử dụng ngân sách làm cơ sở để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, lập và duyệt dự án bồi thường để đảm bảo đủ điều kiện được ghi vốn triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Về công tác di dời, Sở Xây dựng sẽ hoàn thành kế hoạch bố trí tái định cư, tổ chức thực hiện nơi ở mới cho hộ gia đình, cá nhân đang sống trên và ven kênh rạch bao gồm 3 nhóm là hộ dân được bồi thường, tự tạo lập nơi ở mới; hộ dân được bồi thường nhưng không đủ khả năng tạo lập nơi ở mới và hộ dân không đủ điều kiện bồi thường.
Để giải quyết bài toán này, thành phố cũng đã đề ra nhiệm vụ năm 2020 - 2025 sẽ xây dựng 20.000 căn hộ tái định cư đồng thời đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án thí điểm rút ngắn quy trình giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư... với kỳ vọng sẽ tháo nút thắt bế tắc lâu nay khi tiến hành giải phóng mặt bằng./. (Còn tiếp)
Xuân Tình - Thanh Vũ
Bài 2: Gian nan cải tạo chung cư cũ
Bài 2: Gian nan cải tạo chung cư cũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN