Cho gia súc ăn lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
|
* Đảm bảo nguồn nước uống cho gia súc: Di chuyển đàn gia súc từ vùng nắng nóng, khô hạn, thiếu nước đến vùng đồng bằng, vùng có ao, hồ, đập, sông, suối… để có nguồn nước uống thường xuyên cho đàn gia súc. Tận dụng các vật dụng sẵn có như bể chứa, thùng chứa, lu chứa… hoặc có thể xây mới bể xi măng, đào hố lót bạt… để tích trữ nước uống cho gia súc. Các vật dụng hoặc bể, hố nên có nắp đậy hoặc dùng bạt nhựa che, phủ kín bên trên nhằm hạn chế nước bị thất thoát do bốc hơi.
Các hộ chăn nuôi cần chủ động nguồn cỏ để bổ sung thức ăn thô xanh cho gia súc. |
* Đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc:
Ngoài việc tận dụng thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên, các hộ chăn nuôi cần chủ động trồng cỏ, bổ sung thức ăn thôn xanh hoặc chế biến, bảo quản thức ăn dự trữ (phơi khô cỏ, ủ rơm với urê, ủ chua thức ăn thô xanh…) đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc.
Vào mùa hạn, cần di chuyển đàn gia súc đến vùng có nước. |
* Nuôi dưỡng, chăm sóc đàn gia súc:
- Chuồng trại chăn nuôi phải rộng rãi, có mái che, đảm bảo thoáng mát. Cần che chắn nhằm hạn chế ánh nắng buổi chiều chiếu trực tiếp vào chuồng trại.
- Cho gia súc ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, hạn chế cho ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày.
- Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả…; tăng cường thức ăn đạm, giảm thức ăn tinh bột, mỡ, đường; bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu… bằng cách định kỳ tiêm ADE, B-complex và bổ sung bánh liếm, muối hạt. Đặc biệt, bổ sung cám gạo, cám tổng hợp khi gia súc có chửa hoặc đang nuôi con.
- Đối với nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh hoặc bị ô nhiễm, có thể sử dụng Chloramin-B, Chloramin, Biotronic… để xử lý nước trước khi cho gia súc uống.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, tiêu độc, khử trùng 1 tuần/ lần.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc để tăng cường khả năng miễn dịch.